Tạo sinh kế mới cho hộ nghèo

00:00 - Thứ Hai, 19/01/2015 Lượt xem: 1772 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Xã Quài Cang (huyện Tuần Giáo) có tới 90% số hộ là dân tộc Thái. Tuy có thế mạnh về hệ thống ao, hồ, nhưng người dân lại chưa phát huy được hiệu quả. Để giúp nông dân thay đổi tập quán chăn nuôi từ tự cung tự cấp chuyển sang chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, thời gian qua bằng nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tuần Giáo đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho 12 hộ tham gia với quy mô 0,6ha. Sau 3 tháng, cá trọng lượng trung bình 0,3kg/con. Từ thành công của mô hình mở hướng tạo sinh kế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Quài Cang có 12 hộ tham gia, thuộc các bản: Noong Giáng, Pó Sáng, Chăn, Củ, Co Sáng. Mỗi hộ tham gia mô hình với diện tích ao là 500m2. Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện hỗ trợ 100% cá giống, thức ăn công nghiệp và thuốc phòng bệnh. Có mặt tại buổi tổng kết mô hình, chị Lò Thị Pản, bản Noong Giáng phấn khởi chia sẻ: Thời gian trước, chúng tôi nuôi cá chậm lớn, cá thả cả năm mới được thu một lứa, bởi không có kỹ thuật, tỷ lệ thịt không nhiều nên khó bán. Tham gia mô hình, chúng tôi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách phơi ao, rắc vôi bột diệt khuẩn rồi cách đưa nước về để thả cá. Được hướng dẫn, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên không có hiện tượng cá chết, chậm lớn như trước. Từ hình thức nuôi công nghiệp, cá tăng trưởng đều, trung bình mỗi tháng tăng từ 0,1kg trở lên/con.

Người dân bản Noong Giáng thu hoạch cá.

Cũng là 1 trong 12 hộ nuôi thử nghiệm cá thành công, gia đình anh Lò Văn Tươi, bản Co Sáng cho biết: Nuôi cá rô phi đơn tính không mất nhiều công như nuôi lợn, gà; chi phí thức ăn thấp. Cá rô phi đơn tính là loài có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều tầng nước khác nhau: nuôi trong ao, trong lồng bè, hồ. Tham gia mô hình nhà tôi thả 2.000 con, sau 3 tháng thu hoạch gần 600kg cá, với giá 20.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu về 9 triệu đồng. Sang vụ cá năm 2015, tôi sẽ đầu tư mở rộng diện tích để thả duy nhất cá rô phi đơn tính.  

Anh Nguyễn Thế Chuyền, cán bộ Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tuần Giáo (người trực tiếp hướng dẫn mô hình) cho rằng: Trước đây, khi chưa được tập huấn kỹ thuật nuôi cá trong ao, các hộ dân thường để nước ao bị đục, nghèo dinh dưỡng dẫn đến thiếu ôxi, làm cá chậm lớn. Sau thời gian thực hiện mô hình, được cán bộ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc theo đúng quy trình các hộ nuôi đều thu được kết quả khả quan. Qua thành công của mô hình, các hộ tham gia thực hiện mô hình đã truyền đạt kinh nghiệm cho các hộ khác trong bản, từ đó dần thay đổi phương thức tập quán chăn nuôi cũ sang áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, rút ngắn thời gian nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế.

Bài, ảnh: Kim Ngân
Bình luận
Back To Top