Người tốt - việc tốt

Cách làm giàu của anh Lò Văn Phan

00:00 - Thứ Tư, 21/01/2015 Lượt xem: 1280 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Mạnh dạn vay vốn sản xuất, lấy thất bại làm kinh nghiệm tiến lên, anh Lò Văn Phan, bản Xuân Tươi, xã Mường Mùn (Tuần Giáo) là gương điển hình về phát triển kinh tế ở địa phương. Mỗi năm, trừ chi phí, mô hình chăn nuôi tổng hợp (trâu, bò, lợn) của gia đình anh cho thu nhập từ 100 – 120 triệu đồng.

Anh Lò Văn Phan chăm sóc đàn lợn. Ảnh: Quang Long

Dẫn chúng tôi đi xem mô hình chăn nuôi của gia đình, anh Lò Văn Phan nói: Có được thành quả như hôm nay, dù chưa là gì so với nhiều hộ khác, nhưng mình thấy hài lòng bởi thu nhập hiện tại không chỉ đủ trang trải cuộc sống mà còn có tiền cho 2 cháu theo học các trường chuyên nghiệp ở Hà Nội. Nói về quá trình vươn lên phát triển kinh tế, anh Phan kể lại: Trước năm 2004, gia đình tôi chỉ nuôi 1 – 2 con lợn sinh sản. Kết hợp làm gần 1.000m2 ruộng. Cố gắng bao nhiêu cũng chỉ đủ ăn. Đấy là chưa kể đến những năm mất mùa thì lại đói những tháng giáp hạt. Vất vả, quanh năm bám ruộng, bám nương, lại thêm 2 đứa con trong độ tuổi ăn học, đã khó càng khó hơn. Trăn trở với cái nghèo, tôi bàn với vợ: “Muốn khấm khá, phải mạnh dạn đầu tư, mà chỉ có chăn nuôi mới cho lợi nhuận nhanh”! Anh Phan quyết định vay tiền họ hàng, cộng thêm số tiền 30 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, mua 2 cặp lợn sinh sản. Những tháng đầu, do chưa biết cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đàn lợn của gia đình anh chậm lớn và bị chết một nửa. Không nản chí, anh Phan lên xã học hỏi kiến thức chăn nuôi từ cán bộ thú y, tìm tòi qua báo, đài, phương tiện truyền thông để áp dụng vào chăn nuôi. Nhờ đó, đàn lợn phát triển tốt. Lứa đầu tiên sinh sản, nuôi lớn, bán đi thu về trên 20 triệu đồng. Với số tiền thu lời ban đầu, anh tiếp tục mua thêm 4 cặp lợn sinh sản. Hiện nay, đàn lợn của gia đình anh luôn duy trì từ 35 đến 40 con. Chưa dừng lại ở đó, anh Lò Văn Phan còn đầu tư thêm 2 cặp trâu, bò sinh sản; đồng thời, mua thêm 1 máy xay xát làm dịch vụ và 1 máy phay đất phục vụ bà con dân bản.

Kiên trì, chịu khó, giờ đây, cuộc sống của gia đình anh Lò Văn Phan không những đã vượt qua khó khăn mà còn là hộ khá giả trong xã. Thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình anh Phan đạt từ 100 - 120 triệu đồng.

Nói về anh Lò Văn Phan, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mùn Điêu Chính Duyên cho rằng: Nỗ lực vươn lên thoát nghèo của anh Phan là tấm gương sáng cho người dân trong bản nói chung, toàn xã nói riêng học tập và noi theo.

Thành công của mình, anh Lò Văn Phan không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ có nhu cầu chăn nuôi để cùng vượt qua khó khăn vươn lên. Cũng trong năm qua, anh Lò Văn Phan được UBND xã Mường Mùn tặng Giấy khen đã có thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi.

Quang Long
Bình luận
Back To Top