Dự án nuôi cá lồng ở Mường Lay

Phù hợp nhưng vẫn cẩn trọng

00:00 - Thứ Tư, 21/01/2015 Lượt xem: 1221 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Khai thác tiềm năng của sông Đà, 2 năm gần đây, Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp với Phòng Kinh tế (TX. Mường Lay) triển khai thí điểm dự án nuôi cá lồng. Đến nay, dự án được đánh giá phù hợp với điều kiện tự nhiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Song chính quyền và người dân thị xã vẫn đang rất thận trọng trong việc nhân rộng mô hình, bởi thị trường thu hẹp và chưa ổn định.

Dự án nuôi cá lồng (cá rô phi đơn tính) được triển khai trên địa bàn TX. Mường Lay từ năm 2013. Năm nay, dự án tiếp tục triển khai cho 6 hộ dân với 25 lồng cá, mỗi lồng có thể tích 20m3 và nuôi khoảng 2.000 con cá giống. Trung tâm Thủy sản hỗ trợ 100% lồng bè, cá giống và 50% thức ăn, thuốc phòng trị bệnh theo quy trình kỹ thuật. Đồng thời, Trung tâm tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT và cử cán bộ cắm địa bàn hướng dẫn, cùng người dân theo dõi sự phát triển của cá.

Cán bộ Phòng Kinh tế thị xã Mường Lay kiểm tra định kỳ dự án nuôi cá lồng

Trung tuần tháng 12/2014, chúng tôi có dịp cùng cán bộ dự án, Phòng Kinh tế thị xã đi kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển của cá sau nửa chu kỳ nuôi. Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ nhiệm dự án cho biết: Rút kinh nghiệm từ năm 2013, năm nay, Trung tâm mang cá giống lên ương tại xã Lay Nưa sau đó mới thả nên tỷ lệ sống khá cao, đạt 80%. Sau gần 6 tháng nuôi, cá phát triển tốt, không dịch bệnh. Trung bình mỗi con dài khoảng 30 – 35cm, trọng lượng từ 5 – 6 lạng. Với đà phát triển này, dự kiến, bà con sẽ được thu hoạch cá vào đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Trao đổi với chúng tôi ngay tại bè cá, anh Lò Văn Nạp, phường Sông Đà, vui vẻ cho biết: Năm ngoái, do đăng ký muộn nên tôi không được tham gia dự án. Năm nay, sau khi phường thông báo dự án tiếp tục triển khai năm thứ 2, tôi đã lên đăng ký. Tôi thấy trên sông Đà nuôi cá lồng khá phù hợp, bởi vì cá lồng chỉ nuôi theo mùa nước lên nên chỉ phù hợp nuôi loại cá có chu kỳ sinh trưởng ngắn và cá rô phi đơn tính là lựa chọn tối ưu. Hơn nữa, giá bán cá rô phi thương phẩm tương đối phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên dễ tiêu thụ. Năm nay, gia đình tôi tham gia dự án 1 bè với 4 lồng cá. Cá phát triển tốt.

Gia đình anh Khoàng Văn Huy, phường Na Lay cũng tham gia dự án năm 2014. Đây là lần đầu tiên làm quen với mô hình này nên anh Huy đã liên kết với một số hộ khác nuôi thành một bè cá lớn để có thể hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình nuôi. Anh Huy chia sẻ: Trước khi triển khai nuôi, chúng tôi được cán bộ Trung tâm Thủy sản tỉnh tập huấn quy trình, kỹ thuật và cách phòng trị bệnh cho cá nên khi bắt tay vào nuôi tương đối thuận lợi. Nuôi cá lồng thuận lợi là có thể di chuyển các lồng cá một cách dễ dàng nên cá luôn được sống trong một môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm nên phát triển rất nhanh và ít mắc bệnh. Tôi cùng 3 hộ trên địa bàn tạo thành 1 bè cá lớn với 16 lồng cá. Nuôi theo cách này thuận lợi trong trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và có thời gian rảnh để làm việc khác.

Lứa cá dự án năm thứ 2 sắp cho thu hoạch trong niềm hân hoan và tràn đầy hy vọng của người dân tham gia. Tuy nhiên, bà con còn băn khoăn về thị trường tiêu thụ. Ông Trần Văn Ngạn, Phó Trưởng phòng Kinh tế, TX. Mường Lay cho biết: Mô hình nuôi cá lồng rất phù hợp với điều kiện thực tế và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con trên địa bàn. Năm 2013, sau khi kết thúc dự án, trừ chi phí, mỗi mét khối lồng nuôi cho lợi nhuận khoảng 300.000 đồng. Như vậy, mỗi hộ dân thu lợi nhuận từ 20 – 24 triệu đồng. Với số lượng lồng cá hiện tại sẽ đủ cung cấp cho thị trường tại thị xã. Năm ngoái có thời điểm cung không đủ cầu nên thị trường tiêu thụ năm nay không phải là vấn đề đáng ngại. Trả lời câu hỏi “thị xã có định nhân rộng mô hình trên địa bàn trong thời gian tới?”, ông Ngạn nói: Chính quyền địa phương cũng đang cân nhắc và rất thận trọng trong việc nhân rộng mô hình. Bởi vì chi phí đầu tư 1 bè cá rất lớn. Nếu nhân rộng thì thị trường tiêu thụ tại chỗ sẽ bão hòa, một số thị trường khác như: Mường Chà, T.P Điện Biên Phủ và Lai Châu đều khó vì phải vận chuyển khá xa, phải tăng giá bán, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khó cạnh tranh với hàng tại chỗ. Vì vậy, chính quyền địa phương đang nghiên cứu giải pháp để người dân có thị trường tiêu thụ ổn định và khi có “đầu ra” thuận lợi thì việc nhân rộng mô hình là điều tất yếu.

Bài, ảnh: Phạm Trung
Bình luận
Back To Top