Chống tội phạm kinh tế còn nhiều khó khăn

00:00 - Thứ Sáu, 23/01/2015 Lượt xem: 3420 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Năm 2014, tội phạm kinh tế ở một số lĩnh vực diễn ra khá phức tạp, đối tượng chủ yếu lợi dụng những kẽ hở trong cơ chế, chính sách và quản lý để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng của Nhà nước.

Trên lĩnh vực môi trường nổi lên là hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, động vật rừng nguy cấp quý hiếm; tình trạng vi phạm các quy định cam kết về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra ở một số cơ sở sản xuất, chế biến. Trong năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện 125 vụ, 131 tổ chức, cá nhân vi phạm lĩnh vực kinh tế, môi trường; trong đó, khởi tố 5 vụ, 10 bị can; xử lý hành chính 120 tổ chức, cá nhân, thu hồi hơn 30 tỷ đồng, 10.000 USD; 88m3 gỗ; 191kg động vật, sản phẩm động vật rừng quý hiếm.

Lực lượng công an đã tham mưu cho các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm, xác minh thu hồi vốn đối với các dự án đầu tư không đúng quy định. Điển hình là việc thu hồi 26,5 tỷ đồng tiền hỗ trợ sai quy định của Công ty TNHH Hoàng Lâm Điện Biên. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 21/CP của Chính phủ về chiến lược quốc gia phòng chống  tham nhũng đến 2020; Nghị quyết số 01/CP về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; Nghị quyết 35/CP của Chính phủ và Nghị quyết số 27 của Ban chấp hành Trung ương khóa 7 (khóa XI) về tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường. Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường công tác đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng. Tập trung điều tra làm rõ các vụ án được dư luận quan tâm, điển hình như: Khởi tố vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng. Hay vụ tham ô tài sản ở Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) với số tiền trên 1 tỷ đồng; cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tiến hành khởi tố điều tra 3 bị can. Vụ tham ô tài sản ở Trung tâm Khuyến công (Sở Công Thương) với số tiền trên 600 triệu đồng, cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố điều tra 3 bị can… Đẩy mạnh công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; buôn bán vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Từ đó, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhà máy chế biến gỗ của Công ty TNHH Hoàng Lâm (1 đơn vị sai phạm trong quản lý kinh tế).

Trong năm, Phòng cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, tạm giữ lô hàng vận chuyển trên xe ô tô BKS 27C - 001.34, gồm 40 bao tải chứa bột màu trắng. Theo kết luận giám định của Phòng kỹ thuật (Công an tỉnh) số hàng trên là caffeine của Ngô Sỹ Sáu, trú tại xóm 8, Diễn Tháp, Diễn Châu, Nghệ An. Toàn bộ số hàng với trọng lượng 997kg đã bị thu giữ, xử phạt hành chính 106 triệu đồng, số hàng hóa nêu trên đã được thanh lý với số tiền trên 200 triệu đồng, thu nộp Ngân sách Nhà nước. Để che giấu hàng hóa và tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, chủ hàng Ngô Sỹ Sáu đã đóng toàn bộ số hàng caffeine trên vào các bao có ghi nhãn thức ăn chăn nuôi gia súc. Nhưng nhờ tinh thần cảnh giác cao độ, nắm bắt tốt tình hình địa bàn, nên các cơ quan chức năng đã chặn đứng hành vi buôn bán gian lận.

Chỉ trong năm 2014, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý kinh tế, thu hồi tài sản thu nộp ngân sách, đưa các đối tượng ra khởi tố trước pháp luật. Song việc chống tội phạm kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức và bất cập. Đơn cử như nhiều cá nhân vì sợ liên lụy bản thân mà không dám tố cáo, tố giác. Tội phạm kinh tế thường lách luật, lợi dụng những sơ hở trong hệ thống văn bản để trục lợi. Và trên thực tế hành lang pháp lý còn nhiều bất cập dẫn đến khó xử lý người phạm tội.

Bài, ảnh: Thành Đạt
Bình luận
Back To Top