Bước chuyển trong xóa đói giảm nghèo

00:00 - Thứ Sáu, 27/03/2015 Lượt xem: 1067 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Xóa đói giảm nghèo sao cho hiệu quả luôn là vấn đề được các đại biểu quan tâm bàn thảo trên nghị trường trong thời gian qua. Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, song với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, nhiều giải pháp triển khai sát thực, hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh dần khắc phục khó khăn, tích cực vươn lên xóa đói giảm nghèo...

Nuôi cá lồng trên lòng hồ tại thị xã Mường Lay tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: MINH THÙY

Là tỉnh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhìn chung còn yếu kém, chưa đồng bộ, nhất là ở các xã vùng cao, biên giới, nguồn lực huy động tại chỗ, tại địa phương cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, một bộ phận nhân dân chưa quyết tâm vươn lên thoát nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước... ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án, đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Ấn tượng hơn cả là việc giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 32,57% vào cuối năm 2014, giảm 17,44% so với năm 2010. Đây là cơ sở, nền tảng để tạo sự bứt phá trong công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới.

Ông Trần Thanh Nghị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng: Xóa đói giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy để triển khai thực hiện hiệu quả, hàng năm UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nhất là tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; tăng cường công tác điều tra, rà soát nắm chắc thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo để có giải pháp tổ chức thực hiện sát thực, hiệu quả; đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Do là tỉnh đặc biệt khó khăn nên công tác huy động nguồn lực luôn được quan tâm chú trọng. Riêng trong năm 2014, bằng nguồn vốn huy động từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp cho chương trình xóa đói giảm nghèo hơn 998 tỷ đồng, tỉnh tập trung sử dụng lồng ghép ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo.

Là tỉnh có trên 83% dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp vì vậy đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn các huyện, các xã khó khăn; xây dựng các mô hình sản xuất tạo thu nhập và lợi ích kinh tế cao luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy; thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch gắn với triển khai chính sách hỗ trợ phù hợp, nhằm tập trung nguồn lực khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững các ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay, các vùng chuyên canh cây công nghiệp được hình thành và tập trung phát triển, như: cà phê Mường Ảng, chè Tủa Chùa, cao su. Cùng với đó là khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng diện tích xây dựng các cơ sở chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2014, toàn tỉnh có 11.657 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, với tổng kinh phí giải ngân gần 311,6 tỷ đồng, mức vay vốn bình quân 26,9 triệu đồng/hộ (trong đó, có 5.614 hộ nghèo vay được vay vốn, với số tiền hơn 153,9 tỷ đồng). Không chỉ được vay vốn lãi suất ưu đãi, người nghèo còn được chuyển giao KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi, tham gia các mô hình trình diễn phát triển kinh tế... áp dụng kiến thức sản xuất tăng năng suất cây trồng, vật nuôi thông qua các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề. Tại TX. Mường Lay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La được triển khai mở hướng đi mới cho người dân tái định cư trong điều kiện đất sản xuất bị thu hẹp. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc duy trì mô hình nuôi lồng, một số hộ dân phường Na Lay và xã Lay Nưa đã mở rộng diện tích đưa một số giống cá có giá trị kinh tế cao (cá lăng đuôi đỏ, cá chiên) vào nuôi, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Tại Điện Biên Đông - huyện nghèo được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ, để công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện hiệu quả, huyện tập trung rà soát, xác định số hộ nghèo cũng như phân tích nguyên nhân dẫn đến đói nghèo để có giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức, giúp người dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia giám sát các chương trình, dự án được đầu tư trên địa bàn và tự tổ chức tăng gia sản xuất phát triển kinh tế hộ để thoát nghèo. Ông Vàng A Hờ, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết: Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, riêng trong năm 2014 từ nguồn vốn được giao hơn 9,54 tỷ đồng, huyện hỗ trợ cho người dân 97 con trâu, 153 con bò; 656 con dê giống; 48 con lợn nái và 6 con lợn thịt cho gần 600 hộ nghèo. Chính sách khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện kịp thời, thúc đẩy nhân dân tích cực khai hoang ruộng trồng lúa nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, nâng cao lương thực bình quân lên 429 kg/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 42,7% vào cuối năm 2014. Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo, ông Vàng A Hờ cho biết: Việc chỉ đạo các các cơ quan, đơn vị và chính quyền cấp xã tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng đối tượng các chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi có hỗ trợ đúng đối tượng, đúng chính sách thì các chương trình, dự án mới đem lại hiệu quả. Song song với đó, huyện ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp, giúp người nghèo tăng thu nhập; ưu tiên kinh phí đầu tư cho các công trình hạ tầng tác động đến nhiều đối tượng hưởng lợi…

Gia Kiệt
Bình luận
Back To Top