Cây giổi xanh ở Tà Lèng

00:00 - Thứ Sáu, 27/03/2015 Lượt xem: 2278 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Sau hơn 3 năm trồng, đến nay diện tích cây giổi xanh ở xã Tà Lèng, T.P Điện Biên Phủ đã lên xanh tốt. Mô hình không chỉ hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc trồng và giữ rừng.

Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, năm 2012 mô hình trồng cây gỗ lớn thâm canh được triển khai tại hai bản: Lọng Hỏm và Tà Lèng, xã Tà Lèng (T.P Điện Biên Phủ) với giống cây được chọn là giổi xanh. Là xã vùng ngoài của thành phố, chủ yếu là dân tộc Mông sinh sống ở các bản cao nằm rải rác. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng, bám vào rừng để mưu sinh. Song hiện nay diện tích đất rừng tái sinh nghèo kiệt và đất nương canh tác bạc màu khá nhiều. Do đó việc trồng mới rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là việc cần thiết.

Hộ dân tham gia mô hình chuẩn bị phân bón thúc cho giổi xanh.

Với điều kiện thực tế chất đất, địa hình và trình độ canh tác của người dân nên giổi xanh được xác định là loài cây phù hợp để trồng tại bản Lọng Hỏm và Tà Lèng, tổng diện tích 31,5ha với 75 hộ dân tham gia.

Được tập huấn, phổ biến kiến thức kỹ thuật trồng, kinh nghiệm chăm sóc nên các hộ dân tham gia đều nắm bắt được đặc tính của cây giổi, cách đào hố, bón lót, lấp hố. Ngoài tập huấn lý thuyết, cán bộ kỹ thuật còn hướng dẫn các hộ dân thực địa ngoài trời. Theo anh Lê Thế Bằng cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh hiện đang phụ trách mô hình trồng giổi xanh tại một số xã trên địa bàn huyện Điện Biên và T.P Điện Biên Phủ: Ngoài xã Tà Lèng, đơn vị còn triển khai trồng cây giổi xanh ở xã Thanh Hưng, Thanh Chăn, Nà Tấu (huyện Điện Biên). Thực tế cho thấy, cây giổi khá phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình vùng Tây Bắc, nhất là những nơi đồi núi, lại không mất nhiều công chăm sóc.

Sau hơn 3 năm trồng, dù chưa đủ thời gian để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình đem lại, song thực tế cây trồng sinh trưởng tốt. Cây giổi phù hợp điều kiện thời tiết khí hậu tại địa phương, phát triển khá đều, xanh tốt, không bị sâu bệnh. Nay chiều cao trung bình của cây đạt 1,7m, đường kính tán đạt xấp xỉ 90cm. Hộ dân tham gia mô hình tích cực chăm sóc, làm cỏ, phát dọn cỏ theo đường băng và xới đất bón thúc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Các nhóm trưởng luôn bám sát chỉ đạo các hộ làm tốt công tác bảo vệ cây trồng. So với nhiều loài gỗ khác trong tự nhiên thì gỗ giổi có giá trị kinh tế khá cao (5 triệu đồng/m3 gỗ). Giổi là loài cây gỗ tốt, dự kiến sau 8 năm được hái quả và 20 năm được thu gỗ (khoảng 1m3/cây). Tuổi cây càng cao thì lượng hạt càng nhiều. Hạt giổi có giá 1 triệu đồng/kg. Đang thời điểm mùa khô, đề phòng cháy rừng bà con cần chú trọng khâu phát dọn làm băng cản lửa, thực hiện quy ước bảo vệ, không để trâu bò phá hoại. Qua đánh giá bước đầu của cơ quan chức năng, đây là mô hình tạo ra hệ sinh thái ổn định, bền vững mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nhận thức được việc bảo vệ và làm giàu từ rừng. Không chỉ chống xói mòn, tăng độ màu mỡ cho đất, giữ nguồn nước mà sau này khi cây đến thời kỳ thu hoạch sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Đặc biệt, thông qua mô hình giúp bà con nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, biết áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây.

Bài, ảnh: Việt Đức
Bình luận
Back To Top