Giảm nghèo ở Sá Tổng cần sự chủ động của người dân

00:00 - Thứ Hai, 30/03/2015 Lượt xem: 1947 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Sá Tổng - xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Chà, có 10 bản, trên 97% dân số là người dân tộc Mông. Nằm cạnh quốc lộ 6, hiện 7 bản đã có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản có đường giao thông đi được xe máy, ô tô đến nơi. Những năm gần đây, xã được thụ hưởng nhiều chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước xây dựng hạ tầng cơ sở cũng như an sinh xã hội. Đời sống vật chất, bộ mặt kinh tế nông thôn vùng cao đã thay đổi nhiều. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiện nay Sá Tổng vẫn là một trong những xã khó khăn nhất của huyện, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 66,85%.

Ông Giàng Bia Hồ, Chủ tịch UBND xã Sá Tổng, cho biết: Xã có 80ha ruộng nhưng chỉ gieo cấy được 1 vụ lúa/năm do thiếu nước. Sản xuất của người dân phụ thuộc vào nguồn nước thiên nhiên, năng suất không ổn định. Bên cạnh đó, nông dân ít khi dùng phân bón lúa, chưa biết áp dụng kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, năng suất thấp (chỉ đạt 15tạ/ha). Thiếu lương thực, nên người dân duy trì sản xuất trên nương, nhưng không bền vững do đất nhanh bạc màu. Cũng do đặc thù khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên ở đây thiếu nguồn nước nên các cây trồng khác cũng kém phát triển. Mấy năm gần đây, các bản trong xã được đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt, chất lượng đời sống của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, nguồn nước phục vụ sản xuất thiếu nghiêm trọng, chỉ bản Đề Dê có nguồn nước nhỏ nên được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Thiếu lương thực nên tình trạng phát rừng để sản xuất vẫn còn khá phổ biến ở Sá Tổng.

Chăn nuôi ở Sá Tổng cũng kém phát triển. Hiện nay toàn xã có 1.154 con trâu, 80 con bò, bình quân mỗi hộ chưa có đến 2 trâu, hoặc bò/hộ. Cũng theo ông Hồ, đàn gia súc tăng trưởng chậm do thiếu nơi chăn thả, nguồn thức ăn khan hiếm, người dân chưa mạnh dạn đầu tư chuồng trại, tiêm phòng dịch, thức ăn cho gia súc. Mặt khác, trâu, bò giống giá cao so với mức thu nhập nên người dân thiếu vốn không có điều kiện đầu tư. Hiện nay, theo giá thị trường tại xã Sá Tổng trâu 3 năm tuổi có giá 25 triệu đồng/con; trâu cái giống 35 triệu đồng/con; trâu đực to 40 - 50 triệu đồng/con. Tuy trâu, bò có giá cao nhưng thời gian chăm nuôi dài, rủi ro cao khi gia súc mắc dịch bệnh, vì thế nông dân chưa mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa, chủ yếu nuôi lấy sức cày kéo.

Ông Hờ A Lử, Trưởng bản Đề Dê, cho biết: Bản nằm gần quốc lộ 6, thuận tiện đi lại và lưu thông hàng hóa, được đầu tư công trình thủy lợi đảm bảo cho sản xuất lúa ruộng, nhưng hộ nghèo của bản vẫn còn 49/67 hộ. Nguyên nhân, người dân chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Gần đây, người dân trong bản được tuyên truyền phổ biến kỹ thuật phát triển cây trồng, vật nuôi thông qua các mô hình khuyến nông. Hàng năm được Nhà nước hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, vốn vay lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế. Đây là cơ hội để người dân sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, sản lượng cải thiện nên thu nhập.

Trước thực trạng tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm chậm, Đảng ủy xã Sá Tổng xây dựng nghị quyết giai đoạn 2015 – 2020 đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Theo đó, sẽ bổ sung cơ cấu cây trồng trên đất dốc bằng cây xoài, chanh 4 mùa, chuối; phát triển đàn trâu, dê bằng việc mạnh dạn đầu tư chăn nuôi với số lượng lớn, tập trung, làm chuồng trại, tiêm phòng dịch, trồng cỏ voi, tận dụng sản phẩm cây trồng khác làm thức ăn cho gia súc. Mặt khác, xã vận động người dân sử dụng giống mới, dùng phân bón cải tạo đồng ruộng, nâng cao năng suất để cải thiện thu nhập.

Chế độ, chính sách ưu đãi về đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho vùng đặc biệt khó khăn và chế độ chính sách an sinh xã hội khác tiếp tục được thực hiện tại xã Sá Tổng trong những năm tiếp theo. Đây là cơ hội, động lực cho người dân vươn lên, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhưng hơn hết, người dân địa phương phải chủ động vươn lên thoát nghèo bằng nội lực, vượt qua khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên phát triển kinh tế bền vững.

Bài, ảnh: Tiến Dũng
Bình luận
Back To Top