Hôm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức hoạt động

00:00 - Thứ Hai, 04/01/2016 Lượt xem: 1471 In bài viết
800x600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Từ ngày hôm nay (31/12/2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành và đi vào hoạt động. Trước đó, ngày 22/11/2015, Văn kiện hình thành Cộng đồng ASEAN đã được các nguyên thủ ký kết và trao cho Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh dưới sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo quốc gia trong khu vực.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC: Asean Economic Community) kết nối nền kinh tế của 10 quốc gia ASEAN với quy mô dân số khoảng 630 triệu người. AEC là một trong 3 “cột trụ” của Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community) bên cạnh hai cột trụ về chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ năm 2020 xuống năm 2015.

Lễ ký văn kiện hình thành Cộng đồng ASEAN

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực (chứ không phải là một thỏa thuận hay hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất). Điều đó đồng nghĩa với việc tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới không bắt buộc của các nước ASEAN.

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong từ trước đây thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN. Quy trình này sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới theo lộ trình đã định. Các cam kết hiện tại bao gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009; Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS) 1995; Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009; Các FTA ASEAN+1 với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... Gia nhập cộng đồng AEC sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn, giúp tăng cường vị thế và uy tín của Việt Nam trên diễn đàn ASEAN cũng như các diễn đàn quốc tế khác.

Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nước được hưởng lợi khi AEC có hiệu lực từ ngày 31/12/2015, nhưng cơ hội luôn đi kèm thách thức, rõ ràng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, cả về sản phẩm, thị trường, về nguồn nhân lực chất lượng cao, đòi hỏi sự sẵn sàng của DN cũng như cơ quan quản lý nhà nước để tận dụng hết cơ hội cho phát triển.

Theo Hanoimoi
Bình luận
Back To Top