Vật liệu xây dựng không nung:

Gian nan tiếp cận thị trường

00:00 - Thứ Sáu, 01/04/2016 Lượt xem: 2501 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} ĐBP - Từ khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) đến năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng đầu tư dây chuyền thiết bị máy móc để sản xuất. Tuy nhiên, đến nay số lượng VLXDKN được sử dụng ở các công trình nhà nước cũng như trong nhân dân vẫn rất khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân khiến loại vật liệu này khó đi vào công trình, trong đó có thói quen tiêu dùng cũng như tính năng của mỗi loại sản phẩm được sử dụng khác nhau. Vấn đề đặt ra là làm thế nào khơi thông “dòng chảy” để lộ trình thực hiện không bị gián đoạn?.

Thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển VLXDKN đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản 2761/KH-UBND ngày 31/7/2014 về triển khai chương trình phát triển VLXDKN nhằm thay thế gạch đất sét nung. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện sử dụng VLXDKN vào các công trình; kêu gọi các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư các cơ sở sản xuất gạch không nung. Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch nhằm phát triển và sử dụng VLXDKN thay thế gạch đất sét nung đến năm 2015 đạt tỷ lệ 64,7% và đến năm 2020 khoảng 81%.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư hàng chục tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất gạch không nung. Trong ảnh: Sản xuất gạch không nung tại nhà máy của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và dịch vụ Hoàng Anh, xã Na Ư, huyện Điện Biên.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Tỉnh, Trưởng phòng Kinh tế - Xây dựng tổng hợp (Sở Xây dựng), đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh mới có 7 cơ sở sản xuất gạch không nung đăng ký quy cách, chất lượng, giá bán sản phẩm với các cơ quan quản lý Nhà nước với tổng công suất 70 triệu viên/năm, chiếm 50% các loại gạch trên thị trường. Đó là: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hưng Long, trụ sở và dây chuyền sản xuất đặt tại bản Na Thìn, xã Pom Lót, huyện Điện Biên; Công ty TNHH Hoàng Ánh, trụ sở và dây chuyền sản xuất đặt tại địa bàn huyện Tủa Chùa; Công ty TNHH Thiên Ngọc, trụ sở và địa điểm sản xuất tại xã Thanh Xương, huyện Điện Biên... Với năng lực và công suất như hiện nay, có thể thấy nguồn cung các sản phẩm gạch không nung rất dồi dào, có đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm và tỷ lệ sử dụng VLXDKN trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn hạn chế, trong khi theo tính toán của cơ quan chức năng thì nhu cầu sử dụng vật liệu trên địa bàn tỉnh năm 2015 khoảng 200 triệu viên, đến năm 2020 tăng lên 300 triệu viên. Điều đáng nói là, mặc dù tỉnh đã có chủ trương sử dụng gạch không nung trong các dự án xây dựng bằng vốn ngân sách, nhưng đến nay trên địa bàn tỉnh mới có một dự án thực hiện chủ trương này, đó là Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Ảng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường VLXDKN đang “loay hoay” tìm đầu ra trong điều kiện người tiêu dùng đang còn e dè với dòng sản phẩm mới này.

Cũng theo hầu hết các chủ doanh nghiệp sản xuất gạch không nung thì giá gạch không nung rẻ hơn so với giá gạch nung. Tuy nhiên, rất ít người hỏi mua loại VLXDKN và nếu có mua thì chủ yếu cũng là để dùng xây các công trình phụ trợ như tường rào, cổng ngõ... chứ ít người “mạnh dạn” dùng VLXDKN để xây các công trình kiên cố như nhà ở, công xưởng... Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi mấy chục năm nay, người tiêu dùng vốn đã quá quen với sự hiện diện của gạch nung truyền thống trong khi việc sử dụng VLXDKN vẫn đang còn là khái niệm mới mẻ. Để họ chuyển sang sử dụng gạch không nung là một chặng đường dài và rất gian khó. Cũng chính bởi vì thế, con đường tiếp cận thị trường của VLXDKN trở nên chật vật và lắm chông gai hơn. Điển hình, anh Trần Văn Tiến (xã Nà Tấu, huyện Điện Biên) đang tính toán và lựa chọn loại gạch nung cho công trình gia đình. Khi được tư vấn về gạch không nung, anh cho biết: Loại gạch này tôi cũng có nghe qua báo đài, tivi nhưng thấy hầu như các công trình nhỏ như nhà tôi đều không sử dụng nên tôi cũng không biết chất lượng thế nào mà lựa chọn cả. Còn gạch nung thì được xây dựng từ bao đời nay rồi, nên loại nào tốt xấu chúng tôi đều nắm rõ. Hơn nữa, gạch nung đặt mua cũng dễ chứ gạch không nung thì chẳng biết đâu mà tìm. Hiện nay, tâm lý chọn vật liệu xây dựng cho công trình nhỏ như anh Tiến đang rất phổ biến trong hầu hết người dân. Bên cạnh việc tính toán số tiền bỏ ra để mua vật liệu xây dựng thì người dân thường quan tâm đến sự phổ biến của nó khi được sử dụng cho các công trình. Chính bởi vậy, để thay đổi nhận thức của người dân về loại vật liệu tiết kiệm chi phí cũng như thân thiện với môi trường như gạch không nung cũng cần có một thời gian nữa.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh rất ít công trình đầu tư bằng ngân sách Nhà nước sử dụng gạch không nung, với nhà tư nhân lại càng ít.

Trao đổi với phóng viên, ông Tỉnh cho biết: Theo lộ trình chung của tỉnh, tất cả các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu không nung. Tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ phải sử dụng 64% vật liệu không nung kể từ ngày 1/1/2014. Tại các huyện, thị xã còn lại phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung trong các công trình sử dụng vốn ngân sách từ ngày 1/1/2014, sau ngày 31/12/2015 phải sử dụng từ 50% trở lên. Tuy nhiên, lộ trình này chỉ áp dụng cho các dự án được phê duyệt mới trong năm 2015, không tính các dự án đã được phê duyệt từ trước đó. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách chưa có nhiều khuyến khích mạnh mẽ từ phía Chính phủ dành cho các nhà đầu tư sản xuất và các công trình sử dụng vật liệu xây không nung. Chính sách hiện nay chỉ mới dừng ở việc bắt buộc sử dụng đối với các công trình từ 9 tầng trở lên.

Để giải quyết vấn đề trên và tăng thị phần sử dụng VLXDKN trong các công trình xây dựng, thiết nghĩ cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà máy sản xuất gạch không nung và chính quyền các cấp, thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động việc sản xuất và sử dụng VLXDKN trong phạm vi quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các công trình xây dựng. Và một yếu tố góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu sử dụng gạch không nung thay thế gạch nung, đó chính là từ phía mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức trong việc từ bỏ thói quen truyền thống trong sản xuất và sử dụng gạch nung. Để đạt được điều đó, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các đơn vị thông tin cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ được những tác động tiêu cực của việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung không theo quy hoạch; đồng thời thấy được những ưu điểm, lợi thế trong việc sản xuất, sử dụng gạch xây không nung đối với lợi ích của chính họ cũng như của cả cộng đồng, nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nước ta hiện đại, bền vững.

Bài, ảnh: Văn Tâm
Bình luận
Back To Top