Nhìn lại một năm xét xử các “đại án” kinh tế:

Muốn bớt tội phạm kinh tế, luật phải cực nghiêm

00:00 - Thứ Sáu, 02/01/2015 Lượt xem: 1065 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Các phiên tòa xét xử ba “đại án” kinh tế trong năm 2014 đưa ra các phán quyết nghiêm khắc về hình phạt đối với các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là xứng đáng.

Năm 2014 đã qua đi, năm mới 2015 bắt đầu. Nhìn lại một năm qua, Tòa án các cấp đã xét xử nhiều vụ án kinh tế lớn được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, trong đó nổi lên ba “đại án” kinh tế liên quan đến các nhân vật nổi tiếng trong xã hội một thời như: Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên); Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines); Huỳnh Thị Huyền Như (còn gọi là “Người đàn bà nghìn tỷ”).

Những sai phạm liên tiếp của “bầu” Kiên phải trả giá 30 năm tù

Bản án chiều 15/12 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 30 năm tù giam về bốn tội: trốn thuế, kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã chính thức có hiệu lực.

Sau khi HĐXX phúc thẩm tuyên án, Nguyễn Đức Kiên đã không còn thể hiện thái độ ngạo mạn như ở phiên tòa sơ thẩm. Hơn ai hết, Nguyễn Đức Kiên hiểu rõ những hành vi phạm tội mà mình đã gây ra. Chỉ có điều trong suốt quá trình xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, trước nhiều nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin xét xử vụ án này, thay vì nhận tội, Nguyễn Đức Kiên lại một mực biện hộ rằng, mình chỉ làm những gì pháp luật không cấm. Cái kiểu lý sự của “bầu” Kiên thực chất là để bao biện cho hành vi phạm tội của mình.

Và để chứng minh cho Nguyễn Đức Kiên thấy hành vi phạm tội của mình, HĐXX cả hai cấp đưa ra đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được pháp luật quy định mà Nguyễn Đức Kiên đã thực hiện. Cả bốn tội danh mà Nguyễn Đức Kiên phạm phải đều được quy định rất rõ trong Bộ luật Hình sự.

Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án này, các cơ quan tố tụng đều rất thận trọng, khách quan khi xác định tội danh của bị cáo. Mức án 30 năm tù giam cho bốn tội danh và hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù dành cho Nguyễn Đức Kiên theo dư luận là bản án xứng đáng.

Sự hối hận muộn màng không giúp Dương Chí Dũng thoát án tử hình

Trước phiên xử vụ “đại án” kinh tế mà Nguyễn Đức Kiên gây ra, năm 2014, một “đại án” kinh tế khác cũng được dư luận rất quan tâm theo dõi chính là phiên tòa xét xử nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines) Dương Chí Dũng về hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ trái sang: Các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng và Huỳnh Thị Huyền Như.

Ông Dũng bị bắt trong lúc không ai ngờ tới, đó là chỉ ít ngày sau khi ông được nhận quyết định bổ nhiệm chức danh Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Sai phạm của ông Dũng là sau khi ký văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho Vinalines triển khai Dự án “Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam”, mặc dù chưa được thông qua chủ trương, nhưng ông Dũng vẫn yêu cầu cấp dưới xây dựng dự án để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, ông Dũng còn phạm tội tham ô tài sản khi nhận số tiền 10 tỷ đồng “lại quả” từ khoản 1,66 triệu USD trong thương vụ mua ụ nổi 83M. Ở phiên tòa sơ thẩm, ông Dũng không nhận tội mà cho rằng “sai phạm chỉ đáng ở mức xử lý hành chính”. Nhưng trong phiên tòa phúc thẩm, ông Dũng đã thành khẩn hơn khi tự nhận “mức án mà Tòa cấp sơ thẩm dành cho bị cáo là nặng”.

Chiều 7/5/2014, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội khẳng định, hành vi mà bị cáo Dương Chí Dũng đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thiệt hại kinh tế vô cùng lớn cho Nhà nước. Với phán quyết trên, HĐXX phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Dũng án tử hình.

“Người đàn bà nghìn tỷ” lãnh án chung thân

Trung tuần tháng 12/2014, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ “đại án” kinh tế do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Vietinbank thực hiện đã diễn ra. Và đây đang là những ngày HĐXX phúc thẩm tạm nghỉ để nghị án.

Tháng 1/2014, trong phiên sơ thẩm do TAND TP Hồ Chí Minh xét xử đã tuyên phạt bị cáo Huyền Như án chung thân về hai tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức. Huyền Như bị tòa sơ thẩm kết luận đã vay 200 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản. Nhưng do làm ăn thua lỗ, Huyền Như bắt đầu nghĩ tới việc chiếm đoạt tiền của khách hàng thông qua hoạt động gửi tiền.

Để thực hiện ý đồ trên, Huyền Như đưa ra mức lãi suất rất cao để huy động các tổ chức, cá nhân cho mình vay tiền. Để người gửi tin tưởng cho vay, Huyền Như đã lợi dụng “cái mác” nhân viên ngân hàng có uy tín, sau đó đã làm giả hàng loạt con dấu của nhiều tổ chức để chiếm đoạt của các cá nhân và tổ chức số tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Trong cả phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Huyền Như đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Các phiên tòa xét xử ba “đại án” kinh tế trong năm 2014 đưa ra các phán quyết nghiêm khắc về hình phạt đối với các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là xứng đáng. Đây không chỉ là bài học răn đe, phòng ngừa chung đối với xã hội mà còn góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm tham nhũng theo đúng đường lối mà Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương đã đặt ra.

Theo CAND
Bình luận
Back To Top