Bài cuối: Làm gì để 'sơn nữ' không xuống núi?

00:00 - Thứ Năm, 26/02/2015 Lượt xem: 1343 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Từ kinh nghiệm đấu tranh kiểm soát ma túy trên địa bàn, Đại tá Lê Công Bính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đề xuất: Việc phòng ngừa, ngăn chặn phụ nữ tham gia hoạt động tội phạm ma tuý phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình.

>> Bài 2: Quỷ kế và "móng tay nhọn"

>> Bài 1: Điểm mặt những “bà trùm”

Đấu tranh phòng chống và kiểm soát ma tuý là cuộc chiến lâu dài, cam go và ở Tây Bắc, cuộc chiến này càng khốc liệt. Phụ nữ tham gia buôn bán ma túy để lại nhiều hệ lụy về mặt gia đình và xã hội bởi các đối tượng này còn là những người mẹ, người vợ trong một gia đình – tế bào của xã hội. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng phụ nữ tham gia mua bán trái phép ma túy cần những giải pháp đồng bộ với phương châm lấy phòng ngừa là chính…

Một thực tế khá đau xót là hầu hết các vụ án phụ nữ tham gia phạm tội về ma túy ở Tây Bắc đều xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản, đó là: lí do kinh tế và trình độ nhận thức. Do cuộc sống nghèo khó, ước mơ làm giàu bằng mọi giá, bị lóa mắt trước những cám dỗ lợi nhuận từ ma túy đem lại hoặc do nhận thức hạn chế nên không ít sơn nữ bị dụ dỗ, lừa gạt, lợi dụng mà phạm tội.

Một thống kê của Công an tỉnh Điện Biên trong 10 năm (từ 2002 – 2012), 58% phụ nữ tham gia buôn bán ma túy không biết chữ. Chính vì họ không hiểu hoặc nhận thức quá mơ hồ về pháp luật nên họ dễ bị lôi kéo.

Đại tá Phạm Duy Cảnh, Trưởng phòng PC47 Công an tỉnh Điện Biên chia sẻ: “Phụ nữ người dân tộc thường cam chịu, cả tin, suy nghĩ đơn giản. Lợi dụng điều này, nhiều tên trùm ma tuý đã câu nhử họ bằng những món lợi nhuận khổng lồ để vận chuyển "hàng". Ở Điện Biên, có đến 96% phụ nữ phạm tội ma tuý là vì lý do kinh tế. Họ bị món hàng siêu lợi nhuận này hấp dẫn, ảo tưởng kiếm tiền dễ dàng, làm giàu nhanh chóng làm nhiều phụ nữ bất chấp tất cả. Ở nơi thâm sơn cùng cốc còn quá nhiều gian khó, tiền chục ngàn còn không dễ kiếm nên được thuê xách một túi hàng đi mấy cây số về được cả triệu bạc nên không thiếu chị em sẵn sàng lao vào như thiêu thân”.

Cán bộ Công an tuyên truyền phòng chống ma túy cho phụ nữ dân tộc Thái ở bản Nà Ngum, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên.

Thực tế có nhiều phụ nữ phạm tội do người thân, bạn bè lôi kéo, ép buộc. Có người bị chính những đức ông chồng (nhất là những ông chồng nghiện hút) lôi kéo vào con đường phạm tội. Đối tượng Và Thị Mỷ, 24 tuổi ở Na Ư (Điện Biên) bị bắt khi vận chuyển trái phép 2 bánh heroin là một ví dụ. Mỷ bị chồng - một “ông trùm” có hạng ở bản Ca Hâu, xã Na Ư bắt mang ma túy đi giao cho một người ở thị trấn Mường Thanh. Khi Mỷ bị bắt cũng là lúc gã chồng cao chạy xa bay sang bên kia biên giới.

Vào trại vì phẫn uất với chồng, nghĩ thương con nên có lúc nghĩ quẩn, Mỷ đã treo cổ tự tử nhưng rất may được cán bộ phát hiện, cứu sống. Sau này Mỷ được Chủ tịch nước ân giảm tha tội chết, hiện thụ án ở Trại giam Thanh Xuân…

Đại tá Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La – đơn vị đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy tuyến lửa Tây Bắc những năm gần đây cho biết, để ngăn chặn tội phạm ma túy nói chung, phụ nữ tham gia vào các đường dây ma túy nói riêng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm giảm tình hình phạm tội về ma túy có tính chất cơ hội (mang vác ma túy thuê)…

Từ kinh nghiệm đấu tranh kiểm soát ma túy trên địa bàn, Đại tá Lê Công Bính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đề xuất: Việc phòng ngừa, ngăn chặn phụ nữ tham gia hoạt động tội phạm ma tuý phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình. Vì làm tốt ở khâu này sẽ có hiệu quả rất lớn trong kiểm soát, ngăn chặn làm giảm tệ nạn ma tuý trong cộng đồng. Trong đó vai trò phối hợp của Hội phụ nữ các cấp với lực lượng Công an cần được phát huy trong phòng, chống ma tuý.

Hiện nay, các tỉnh Tây Bắc (bao gồm Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai) có trên 1 triệu hội viên phụ nữ sinh hoạt trong hàng chục ngàn chi hội cơ sở. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và lực lượng Công an thì sự sẻ chia, giúp đỡ của các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội phụ nữ là rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy.

Bà Lò Thị Minh Phượng, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Điện Biên chia sẻ: “Điện Biên có trên 76.000 hội viên, hơn 73% hội viên là người dân tộc thiểu số nên vai trò của các cấp hội trong công tác tuyên truyền, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm ma túy là rất quan trọng. Với các địa bàn xa xôi hẻo lánh, hội viên phụ nữ chính là người sâu sát cơ sở, am hiểu địa bàn, am hiểu về tâm tư tình cảm của bà con ở các bản, để gần gũi, giúp đỡ người dân, con em mình tránh xa ma tuý”.

Bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng phòng chống ma túy, nếu phát huy được vai trò và sức mạnh của các tổ chức hội phụ nữ, thì chính các chi hội phụ nữ sẽ là nơi để chị em trao đổi kinh nghiệm phòng chống ma tuý, hướng dẫn các bà mẹ, người vợ những kiến thức, kinh nghiệm quản lý, giáo dục chồng con nhận thức được tác hại và tránh xa ma tuý hoặc ít ra cũng nhận được một sự hoà giải, một lời khuyên hoặc sự sẻ chia, thông cảm. Khi đã có một cuộc sống khấm khá hơn và trình độ dân trí cao hơn thì chắc chắn chúng ta sẽ giảm thiểu, ngăn ngừa được loại tội phạm nguy hiểm này trên vùng đất lửa Tây Bắc.

 

Thiếu tướng Lê Văn Bẩy, Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu:

Để ngăn chặn tội phạm ma túy nói chung và tình trạng phụ nữ tham gia buôn bán ma túy, chúng ta cần triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án cho vay giúp, tạo điều kiện giúp phụ nữ thoát nghèo nhằm giảm bớt nguyên nhân phụ nữ tham gia hoạt động tệ nạn ma tuý. Cần có chính sách giúp đỡ số chị em lầm lỡ liên quan tệ nạn ma túy, nhất là những chị em tù tha về để họ xóa bỏ mặc cảm, sớm hòa nhập cộng đồng, cố gắng quản lý và giúp đỡ họ không để họ tái phạm…

Đại tá Phạm Duy Cảnh, Trưởng phòng PC47, Công an tỉnh Điện Biên:

Bên cạnh các giải pháp đồng bộ về công tác Công an gắn với giải pháp về kinh tế – xã hội cũng cần nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật về phòng chống ma túy; bịt kín những kẽ hở để các đối tượng không thể lợi dụng để trốn tội hoặc hoãn thi hành án rồi tiếp tục phạm tội…

Theo CAND
Bình luận
Back To Top