Chuyển biến tích cực trong tuyên truyền THADS

00:00 - Thứ Tư, 25/03/2015 Lượt xem: 1263 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Những năm qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự TP. Điện Biên Phủ đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và coi đó là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Với sự nỗ lực đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật của tập thể công chức, cũng như người có nghĩa vụ thi hành án…

Thực hiện Kế hoạch số 930/KH-TCTHADS ngày 7/4/2014 của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và sự chỉ đạo của Cục THADS tỉnh, Chi cục THADS thành phố đã chỉ đạo chấp hành viên trong quá trình thực hiện công tác, nhiệm vụ chuyên môn lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng là đương sự và quần chúng nhân dân; trong đó, tập trung tuyên truyền đối với các ngành luật có liên quan đến công tác chuyên môn của ngành. Trong quá trình tổ chức thi hành án, chấp hành viên là người trực tiếp tiếp xúc với người phải thi hành án, người được thi hành án. Để việc thi hành án đạt hiệu quả, hạn chế việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự; những năm qua lãnh đạo, công chức, chấp hành viên Chi cục THADS thành phố luôn xác định “Mỗi chấp hành viên là một tuyên truyền viên pháp luật”. Công chức, chấp hành viên luôn được tạo điều kiện tốt nhất để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do ngành tổ chức. Bên cạnh đó, mỗi công chức, chấp hành viên cũng xây dựng cho mình ý thức tự giác nâng cao hiểu biết, trang bị kiến thức phục vụ công việc. Trong quá trình thi hành án, mỗi chấp hành viên là một tuyên truyền viên pháp luật giải thích, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện, thỏa thuận thi hành án.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên kết quả THADS trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động THADS đã được tuyên truyền sâu rộng và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Số vụ, việc phải tổ chức cưỡng chế thi hành án cũng giảm đáng kể, năm sau ít hơn năm trước. Các đương sự hiểu được nghĩa vụ của mình nên đã nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Tính từ 1/10/2014 đến nay tổng số việc phải thi hành của đơn vị là gần 500. Mặc dù số tiền phải thi hành án lớn nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để đương sự tự nguyện thi hành án nên một số vụ việc được giải quyết nhanh chóng. Tính từ lúc Chi cục THADS ra quyết định thi hành án cho đến lúc đương sự hoàn tất việc thi hành án chỉ trong hơn 1 tháng. Đồng chí Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố Điện Biên Phủ, cho biết: Công tác THADS của thành phố trong những năm qua luôn đạt kết quả cao, làm giảm đáng kể lượng án tồn đọng, bảo đảm quyết định, bản án của tòa án nhân dân, cơ quan có thẩm quyền được thực thi trong cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Để tổ chức thi hành một bản án, chấp hành viên không chỉ áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục mà trong nhiều trường hợp chấp hành viên phải vận dụng toàn bộ tri thức, kinh nghiệm của mình về pháp luật, tâm lý, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương nơi các bên đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sinh sống để vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Bên cạnh công tác giáo dục, thuyết phục thì cũng cần phải kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế nếu đương sự cố tình chây ỳ, chống đối.

Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, công tác xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho các đương sự có nghĩa vụ phải thi hành án nói riêng cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho họ hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Đỗ Thành Trung

(Cục THADS tỉnh)

Bình luận
Back To Top