Y tếPhòng, chống HIV

Hi vọng đẩy lùi HIV trong cuộc thử nghiệm vắc-xin quy mô lớn tại Nam Phi

15:39 - Thứ Tư, 20/07/2016 Lượt xem: 2177 In bài viết
Một loại vắc-xin HIV mới sẽ được thử nghiệm tại Nam Phi vào cuối năm 2016 sau khi các thí nghiệm lâm sàng cho thấy triển vọng chống lại căn bệnh thế kỷ.

Loại vắc-xin được thử nghiệm lần này có tên gọi ALVAC-HIV/gp120, là một dạng cải tiến hơn của vắc-xin RV144 do Thái Lan sản xuất – từng đem lại hiệu quả làm giảm 31% nguy cơ nhiễm HIV trong lần thử nghiệm vào năm 2009.

 

Vào năm 2015, có thêm 2 triệu ca nhiễm HIV được phát hiện, và khoảng 70% trong số đó là tại tiểu vùng Saharan của châu Phi.

Một thử nghiệm quy mô nhỏ còn được biết đến với tên gọi HVTN100 đã được tiến hành tại Nam Phi vào năm 2015 nhằm đánh giá mức độ an toàn và khả năng tăng cường miễn dịch của loại vắc-xin mới, trước khi đi đến quyết định liệu đã có đủ cơ sở để thử nghiệm trên diện rộng.

252 tình nguyện viên được chia làm hai nhóm để dùng thử vắc-xin ALVAC-HIV/gp120 và một loại thuốc trấn yên khác nhằm so sánh khả năng tăng cường miễn dịch. Kết quả đã được công bố vào hôm qua trong Hội nghị Quốc tế về AIDS tại Durban, Nam Phi.

Đại diện các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm cho biết: “Đây là tiền đề để nhìn ra triển vọng của loại vắc-xin mới này. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể tăng cường tính hiệu quả của loại vắc-xin này hơn nữa hay không”.

Loại vắc-xin mới đã được phát triển để áp dụng đối với những người có nguy cơ mắc HIV cao tại tiểu vùng Saharan, châu Phi – nơi tồn tại nhiều biến thể của loại virus này. Một thành phần mới cũng đã được thêm vào nhằm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của loại virus này bao gồm số lượng tế bào lympho T và kháng thể chống virus.

Thử nghiệm quy mô lớn hơn sẽ được tiến hành trên 5.400 người tại 4 khu vực của Nam Phi vào tháng 11/2016 trong khoảng thời gian 3 năm.

Các chuyên gia từ lâu đã chờ đợi một loại vắc-xin đủ hiệu quả để giảm thiểu số ca nhiễm mới HIV trong mỗi năm. Con số này đã giảm 0,7% trong giai đoạn 2005 – 2015.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết chỉ sử dụng vắc-xin là không đủ để chống lại đại dịch này. Thay vào đó, sự kết hợp nhiều biện pháp phòng ngừa và điều trị sẽ mang lại kết quả khả quan hơn.

Theo Hanoimoi
Bình luận
Back To Top