Sri Lanka điều tra âm mưu đảo chính

00:00 - Thứ Hai, 12/01/2015 Lượt xem: 1180 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Chính phủ mới của Sri Lanka ngày 12-1 cho biết nước này sẽ điều tra cáo buộc cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa âm mưu đảo chính để duy trì quyền lực khi kết quả cho thấy ông đã thua trong cuộc bầu cử hôm 8-1.

Theo AP, người phát ngôn của tân Tổng thống Maithripala Sirisena cho biết một số người nói đây là một quá trình chuyển đổi rất yên bình nhưng đó không phải là sự thật. “Mọi người nên biết những gì xảy ra đằng sau hậu trường”, ông Samaraweera nói với các phóng viên.

Ông Rajapaksa bị cáo buộc âm mưu đảo chính.

Trước cuộc bầu cử vài tuần, ông Rajapaksa được dự báo sẽ dễ dàng giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ ba nhưng sau đó ông Sirisena - nguyên là Bộ trưởng bộ Y tế trong nội các của ông Rajapaksa - đã giành chiến thắng.

Ông Sirisena từng là bạn của ông Rajapaksa nhưng đã ly khai khỏi đảng cầm quyền vào tháng 11-2014 và nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà lập pháp, các đảng đối lập và các dân tộc thiểu số Sri Lanka.

Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử, ông Rajapaksa rời khỏi dinh Tổng thống vào ngày 9-1 và cho rằng ông tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân.

Tuy nhiên, chính phủ mới nói rằng ông Rajapaksa đã cố gắng triển khai quân đội và cảnh sát để ngăn chặn kiểm phiếu khi kết quả ban đầu cho thấy ông thất bại.

Người phát ngôn Samaraweera cho biết, ông Rajapaksa đã triệu tập lãnh đạo của cảnh sát và quân đội vào lúc nửa đêm ngày 8-1 và yêu cầu họ đưa ra một kế hoạch để buộc ngừng kiểm phiếu. Thư ký báo chí của ông Rajapaksa đã bác bỏ các cáo buộc này khi nói rằng ông Rajapaksa đã triệu tập lãnh đạo cảnh sát và quân đội chỉ để hướng dẫn họ tăng cường an ninh cho đất nước.

Ông Rajapaksa đã có công chấm dứt cuộc nội chiến với quân Hổ Tamil ly khai vào năm 2009 nhưng ông bị chỉ trích vì việc thay đổi hiến pháp để loại bỏ điều khoản giới hạn Tổng thống giữ tối đa 2 nhiệm kỳ và mở rộng quyền hành pháp, cho phép Tổng thống bổ nhiệm các lãnh đạo cơ quan tư pháp.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top