Bước đi cụ thể bình thường hóa quan hệ Cuba-Mỹ

00:00 - Chủ Nhật, 18/01/2015 Lượt xem: 1048 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Mỹ chính thức nới lỏng lệnh cấm đi lại và thương mại đối với Cuba từ ngày 16/1/2015, qua đó thực thi thỏa thuận đạt được hồi tháng trước về bắt đầu bình thường hóa quan hệ với quốc gia này.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 16/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew tuyên bố đây sẽ là một bước tiến để thay thế những chính sách đã “lỗi thời” của Washington và để ủng hộ quyền tự do và chính trị cho người dân nước này.

Một trong những quy định mới sẽ cho phép Mỹ xuất khẩu các hàng hóa trong lĩnh vực viễn thông, thiết bị nông nghiệp, xây dựng… tới Cuba. Việc giao dịch thương mại sẽ được thực hiện thông qua một số ngân hàng được Mỹ ủy quyền. Washington cũng sẽ không yêu cầu Cuba phải “thanh toán trước” khi mua hàng.

Bên cạnh đó, quy định mới còn cho phép người Mỹ được du lịch tới Cuba mà không cần phải có giấy phép đặc biệt nào từ chính phủ Mỹ. Du khách Mỹ sẽ được phép đem về Mỹ số hàng hóa trị giá 400 USD mua ở Cuba, bao gồm 100 USD dành cho thuốc lá và rượu. Trong khi đó, những đại lý du lịch và hãng hàng không cũng được phép mở dịch vụ mà không cần phải có giấy phép.

Trong giao dịch ngân hàng, người Mỹ được phép gửi 8.000 USD sang Cuba một năm, tăng gấp 4 lần so với số tiền quy định trước đây và mang theo 10.000 USD khi đến Cuba. Các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được sử dụng tại Cuba.

Động thái trên diễn ra sau khi chính quyền Tổng thống Barack Obama cho biết Cuba đã thực hiện đầy đủ cam kết trả tự do cho 53 tù nhân chính trị.

Theo Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Roberta Jacobson, các cuộc đàm phán cấp cao về bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba sẽ diến ra tại Havana trong ngày 21 và 22/1. Nội dung thảo luận bao gồm việc mở cửa lại đại sứ quán ở hai nước. Cuối năm nay, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker dự kiến sẽ đến thăm Cuba.

Cũng trong ngày 16/1, Trung tâm nghiên cứu và điều tra PEW (Mỹ) đã thông báo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của mình, trong đó cho thấy đa số người dân Mỹ ủng hộ bình thường hóa quan hệ và xóa bỏ cấm vận kinh tế chống Cuba. Cụ thể, 63% số người được hỏi ủng hộ việc Cuba và Mỹ mở đại sứ quán, trong khi có tới 66% số người được hỏi cho rằng nên chấm dứt chính sách bao vây cấm vận từng kéo dài hơn 50 năm qua chống “hòn đảo tự do” này. Xét về nhóm đảng phái chính trị, có tới 74% số người thuộc Đảng Dân chủ được hỏi ủng hộ Washington và La Habana cải thiện quan hệ ngoại giao, trong khi tỷ lệ này trong nhóm cử tri độc lập và nhóm người ủng hộ Đảng Cộng hòa lần lượt là 67% và 40%. Đặc biệt, có tới 77% số người đã tốt nhiệp đại học đồng ý với quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa La Habana và Washington, trong khi 78% số người thuộc nhóm này cho rằng cần chấm dứt chính sách trừng phạt phi lý chống Cuba.

Cuộc thăm dò của PEW đã tiến hành trên toàn quốc từ ngày 7-11/1 với 1.504 người tham gia, chưa đầy một tháng sau khi Chủ tịch Cuba Raúl Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama đồng tuyên bố quyết định lịch sử về tái thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.

Mới đây, một liên minh gồm 28 doanh nghiệp và hiệp hội nông sản lớn của Mỹ đã được thành lập nhằm yêu cầu hủy bỏ cấm vận kinh tế chống Cuba và tuyên bố sẽ gửi yêu cầu chính thức của mình lên Quốc hội Mỹ.  Liên minh này tập hợp được đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn như Cargill, Smithfield Foods và Chicago Foods International LLC thuộc nhiều lĩnh vực nông nghiệp của Mỹ, từ đậu tương, gạo, ngô, lúa miến tới thịt, sữa. Phát biểu tại lễ ra mắt của Hiệp hội, Chủ tịch tổ chức mới thành lập này, Bob Stallman khẳng định việc gỡ bỏ những hạn chế về tài chính và thương mại với Cuba cũng sẽ làm cho các doanh nghiệp Mỹ trở nên cạnh tranh hơn tại thị trường của đảo quốc Caribe này. Liên minh nông sản trên ra đời chỉ chưa đầy một tháng sau khi Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama đồng tuyên bố tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, Thomas Vilsack nhận định bình thường hóa quan hệ giữa Washington và La Habana là một cơ hội vàng về thương mại tại một thị trường chỉ cách Mỹ chưa tới 200km, đồng thời cho biết hiện thời Cuba phải nhập khẩu khoảng 80% lượng nông sản tiêu thụ và có sức mua khoảng 1,7 tỷ USD/năm.

Có thể nói, việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ sau nhiều thập niên trắc trở là một trong những sự kiện được trông đợi nhất không chỉ ở Mỹ Latinh mà còn cả thế giới. Việc cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba là phù hợp với chiều hướng quan hệ quốc tế, tuy rằng phía trước vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hai bên có thể thực sự bình thường hóa quan hệ.

Theo VGPNews
Bình luận
Back To Top