Y tếSức khỏe

Mọi thứ đều có thể... ngâm?

00:00 - Thứ Sáu, 09/01/2015 Lượt xem: 1579 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Rượu ngâm (thường là rượu ngâm các loại động vật, côn trùng, thực vật) là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người dân ở nhiều vùng. Đặc biệt ở các vùng miền núi phía Bắc như Điện Biên, vào thời điểm lễ, tết cổ truyền, người dân thường mang rượu ngâm các loại động, thực vật như: rắn, ong, sâu chít, táo mèo… để mời, thết đãi khách quý. Với cách nghĩ “ăn gì bổ đấy” nên người dân thường ngâm rượu với đủ loại thứ mà nhiều khi không cần tìm hiểu xem chất đó, loại động, thực vật đó nếu ngâm rượu uống sẽ nguy hiểm ra sao.

Nấm Ngọc Cẩu bày bán ở chợ Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ.

Cái gì cũng ngâm

Đến nhà một anh vốn có sở thích ngâm rượu, được anh giới thiệu cả chục loại rượu ngâm bằng con và cây. Từ những loại “hàng độc” như: Tay gấu (chân trước của gấu), ngũ xà, bìm bịp cho đến phổ thông như ong đất, me đất, táo mèo... Lấy lý do còn trẻ, chưa đủ tuổi để uống những “kỳ tửu” ngâm động vật, tôi được anh mời một chầu táo mèo. Cuối bữa, như để thể hiện sự hiếu khách và “đẳng cấp tửu học” của mình, anh chủ nhà mang ra cho chúng tôi xem một vật trông giống sừng động vật bộ móng guốc to hơn ngón tay cái và chiếc đĩa sứ làm sần phần lòng. Hì hục mài một hồi với rượu trắng, anh cẩn thận chắt cho mỗi người. Theo anh thì đây là sừng tê giác, uống rượu xong làm thêm 1, 2 ly rượu này sẽ tỉnh táo hơn nhiều! Nhìn kỹ ly rượu, tôi đoán chắc phần sừng thì ít mà phần sứ bong ra từ chiếc đĩa là nhiều, khiến tôi e ngại, nhưng nể tấm thịnh tình của chủ nhà nên đành nhắm mắt uống cạn 2 ly. Về đến nhà, chưa thấy tỉnh đâu mà chỉ thấy đầu đau như búa bổ.

Vẫn trong câu chuyện rượu ngâm, tìm hiểu thêm tôi mới biết tỉnh ta và một số tỉnh miền núi phía Bắc đang rộ lên phong trào mua, xao, ngâm rượu loại nấm Ngọc Cẩu (hay còn có một số tên gọi khác như: Dó đất, Tỏa Dương hay cái tên rất kêu: Tan Cửa Nát Nhà…). Theo tìm hiểu của chúng tôi, những ngày cuối tháng 12/2014, nấm Ngọc Cẩu được bày bán nhiều tại chợ Mường Thanh. Giá của loại nấm này cũng rất… phong trào. Thời đầu mới có, nấm Ngọc Cẩu “đực” (người dân phân biệt loại nấm này bằng màu sắc, hình dáng để chia làm 2 loại) có giá lên tới 1 triệu đồng/kg, loại thường khoảng tầm 40.000 đồng/kg. Nhưng đến thời điểm này, giá chỉ còn lần lượt là 50.000 đồng và 15.000 đồng/kg. Đã có nhiều người mua với số lượng hàng tạ về ngâm rượu hoặc phơi khô làm quà cho người miền xuôi, mà không nắm được phương pháp sơ chế, chế biến và công dụng thực của nấm Ngọc Cẩu. Tất cả chỉ là nghe theo những đồn thổi chưa được xác minh. Còn người bán loại nấm này cũng chỉ là chạy theo thị trường, thu hái một cách tận diệt, toàn bộ mũ, thân cho đến gốc rễ nấm Ngọc Cẩu đều bị nhổ sạch mang bán, hết ở các ngọn núi tại Việt Nam thương lái còn nhập thêm từ Lào về. Vì vậy, đến khi các nhà nghiên cứu chứng minh được công dụng thật sự và công bố các phương pháp sử dụng thì e rằng nấm Ngọc Cẩu đã không còn.

Rượu ngâm bán tại chợ Trung tâm I, TP. Điện Biên Phủ.

Những hậu quả…

Dân gian có câu “người Việt chết trên đống thuốc” ngụ ý phê bình chúng ta không biết tận dụng nguồn tài nguyên phong phú sẵn có từ cây cỏ quanh mình để chữa bệnh hoặc tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách bừa bãi, thiếu căn cứ đặc biệt là từ các loại rượu ngâm sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Bà Nguyễn Thúy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: Đã có những ca ngộ độc nặng do sử dụng rượu ngâm không rõ nguồn gốc, điển hình như 2 trường hợp ngộ độc dẫn đến tử vong tại huyện Tủa Chùa vào năm 2013. Đó là những hậu quả đến ngay tức thì nhưng có những trường hợp rượu, cụ thể là rượu thuốc không phù hợp dần dần phá hủy cơ thể mà người sử dụng không nhận ra. Đơn cử như rượu rắn, đã được dân gian sử dụng từ lâu, nhưng không phải ai cũng biết rằng rượu rắn chỉ có tác dụng đối với người cao tuổi, sử dụng với liều lượng ổn định sẽ tăng cường gân cốt cho người già. Nhưng nếu người trẻ sử dụng thì lại có tác dụng ngược, rượu rắn sẽ gây ảnh hưởng đến thận, tác động xấu đến chức năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh ở nam giới. Đó là chưa nói đến yếu tố: nếu dùng rượu 40 độ hay thấp hơn để ngâm rồi uống thì sẽ rất bẩn và độc. Bởi chưng rượu nồng độ đó không làm chín con vật, dẫn tới con vật bị phân hủy và sản sinh các độc tố.

Trong các dịp lễ tết, chén rượu có thể làm buổi hội ngộ thêm vui nhưng uống ra sao, lựa chọn như thế nào là quyền của mỗi cá nhân miễn sao bảo vệ sức khỏe bản thân.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top