Y tếSức khỏe

Thuốc và thực phẩm chức năng giả - báo trước cái chết thật (2)

Bài 2: Thực phẩm chức năng - tràn lan các sản phẩm không đúng chất lượng

00:00 - Thứ Hai, 30/03/2015 Lượt xem: 1137 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Cùng với tân dược giả, thời gian gần đây, khi nhu cầu đối với sức khỏe và làm đẹp của con người tăng cao thì các đối tượng lại nhắm vào việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) giả, bởi lợi nhuận từ việc sản xuất, tiêu thụ các loại TPCN giả này cực lớn. Trong khi đó, đây không phải là thuốc chữa bệnh, vì thế, nếu không thấy có hiệu quả theo kiểu sản phẩm Đào Hồng Đơn tăng vòng 1 như mong ước thì người dùng cũng tặc lưỡi cho rằng phải vài ba lọ mới hiệu quả, hoặc cơ thể không thích ứng, chứ không hề biết rằng đó là sản phẩm… giả.

>> Bài 1: Tân dược giả - nỗi lo truyền kỳ

Cho các chất không được phép vào TPCN

Một trong những vi phạm phổ biến của các công ty sản xuất hoặc nhập khẩu TPCN về tiêu thụ là không đảm bảo chất lượng như đã công bố hoặc có những chất không được phép sử dụng trong các sản phẩm TPCN. Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra Bộ Y tế, trong năm 2014 và đầu 2015, Thanh tra Bộ đã trực tiếp phát hiện hoặc phối hợp xử lý một số trường hợp vi phạm.

Cụ thể, vào tháng 1/2015, Thanh tra Bộ Y tế tiến hành thanh tra, phát hiện tại Trung tâm Thương mại HAPULICO Hà Nội lô hàng TPCN Viên giảm cân Perfect Slim USA có chứa chất sibutramine và lô TPCN Acannthopax extract liquid 100ml/gói (Hàn Quốc) không đảm bảo chất lượng như đã công bố. Thanh tra Bộ Y tế đã buộc dừng lưu thông, xử lý theo quy định.

Trước đó, vào tháng 3/2014, Cục ATTP cũng đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Trung tâm Vân Sơn thu hồi sản phẩm TPCN giảm cân “Super fat burner viên nhộng, Maxi Gold viên nhộng và Esmeralda viên nang” chứa sisbutramine, phenolphthalein do những sản phẩm này có thể gây nguy hại về sức khỏe. Theo các chuyên gia về dược cho biết, chất sisbutramine có tác dụng giảm cân tốt nhưng Bộ Y tế đã nghiêm cấm sử dụng, vì chất này không được phép dùng đối với những người bị tim mạch.

Lực lượng chức năng đang thu giữ TPCN do Hoàng Thị Hồng Liên làm giả.

Tương tự như vậy, tháng 12/2014, Thanh tra Bộ Y tế tiến hành thanh tra, phát hiện tại Công ty TNHH Unicity Việt Nam nhập khẩu và bán ra thị trường lô sản phẩm TPCN Natures Tea có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, đã buộc dừng lưu thông lô hàng không đạt và xử lý theo quy định. Tháng 11/2014, Cục ATTP đã xử lý, thu hồi Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP đã cấp cho TPCN Thảo Cốt Vương và TPCN Viên nang Thần Lực của Công ty TNHH kinh doanh thương mại Vĩnh Tín do có vi phạm về ATTP.

Tháng 8/2014, Cục ATTP đã thu hồi giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, đình chỉ lưu hành TPCN Triple Strength Glucosamin, Chondroitin & MSM của Công ty TNHH Văn Duy Phương do đã nhập khẩu, bán ra thị trường 2 lô sản phẩm TPCN: Triple Strength Glucosamin, Chondroitin & MSM có nguồn gốc từ Mỹ không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

Tháng 6/2014, Cục ATTP kiểm tra, phát hiện lô sản phẩm TPCN Viên nang Mãnh Nam của Công ty TNHH Dược phẩm Ngọc Khánh có chứa vardenafil, cơ quan kiểm tra đã thu hồi giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm. Vardennafil được biết là chất có tác dụng bổ trợ cho “đàn ông”, thế nhưng nó lại có tác dụng gây ảnh hưởng đến tim mạch, đau bụng, đau đầu, đau vùng tim… Và những tác dụng phụ như thế không hề được cảnh báo trong các sản phẩm TPCN này.

Làm giả hoàn toàn TPCN để kiếm bộn tiền

Những lời quảng cáo có cánh của một số sản phẩm TPCN khiến sức tiêu thụ của các loại sản phẩm này trên thị trường hiện nay ngày càng lớn. Một bộ phận người dân có kinh tế dư dả đã rất chịu khó “đầu tư” vào các sản phẩm này để mong có được vẻ đẹp và sức khỏe kỳ diệu. Nắm bắt tâm lý đó, các đối tượng đã làm giả các loại sản phẩm TPCN loại đắt tiền để tung ra thị trường.

Ngay trước Tết Nguyên đán, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ một vụ sản xuất, buôn bán khoảng 12 tấn TPCN giả được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn Hà Nội. Các đối tượng bị bắt gồm: Hoàng Thị Hồng Liên (33 tuổi) ở thị trấn Hưng Nguyên, Nghệ An; Nguyễn Tuấn Linh (31 tuổi) ở phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An và Nguyễn Công Việt (29 tuổi) ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Trước đó, 11 giờ ngày 24/1, tại phố Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tổ công tác Phòng PC46 Công an Hà Nội phối hợp Đội 4 Phòng PC49 kiểm tra xe ôtô BKS 29A-768.38 do Nguyễn Tuấn Linh điều khiển, phát hiện trên xe chở 6 thùng các tông TPCN gồm sữa ong chúa nhãn hiệu Royal Jelly Costar, Collagen do nước ngoài sản xuất cùng hàng trăm đề can tiếng Việt ghi thành phần, công dụng, liều dùng…

Toàn bộ số hàng trên xe không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Hạnh Phúc, đơn vị nhập khẩu độc quyền và phân phối sản phẩm sữa ong chúa nhãn hiệu Royal Jelly Costar 1.450mg khẳng định, 170 hộp sữa ong chúa nhãn hiệu Royal Jelly Costar 1.450mg do Linh vận chuyển là hàng giả.

Đối tượng Hoàng Thị Hồng Liên, kẻ cầm đầu trong đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả khai rằng, chị ta đã đầu tư cả một hệ thống sản xuất TPCN giả từ năm 2014 đến thời điểm bị bắt là tháng 1/2015. Thủ đoạn của Liên là nhập mua TPCN từ Trung Quốc dạng sản phẩm rời, viên nén, hộp, tem, nhãn đề can… sau đó đưa về tập kết tại kho ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Khi có khách gọi mua hàng, đối tượng này mới đóng thành phẩm và mang đi tiêu thụ. “Một hộp TPCN vây cá mập của Canada giá khoảng 1 triệu đồng, nhưng nếu đặt làm giả tại Trung Quốc, đưa về tận Việt Nam giao thì cũng chỉ khoảng 300 ngàn đồng” - Trung tá Vũ Công Chí - Đội phó Đội Chống hàng giả cho biết.

Hay như vụ chủ quầy thuốc số 325 ở Trung tâm Hapulico bị phát hiện bán TPCN Đào Hồng Đơn giả vào cuối năm 2013. Theo đối tượng khai, nhập Đào Hồng Đơn giả từ Trung Quốc về với giá 120 đồng/hộp, trong khi bán trên thị trường là khoảng 600 ngàn đồng/hộp. Lợi nhuận "khủng" từ kinh doanh TPCN giả, kém chất lượng là nguyên nhân khiến ngày càng có nhiều đối tượng tham gia buôn bán TPCN giả.

Theo Thanh tra Bộ Y tế, hiện nay, khi xử lý vụ việc vi phạm, các cơ quan chức năng đều công khai các sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa nhằm giúp người tiêu dùng có thông tin về các sản phẩm không an toàn. Do vậy, ngoài việc tìm hiểu để có kỹ năng lựa chọn TPCN an toàn, khi có thông báo về các trường hợp vi phạm, người tiêu dùng không mua và không sử dụng sản phẩm đó.

Người tiêu dùng chỉ nên mua TPCN khi thực sự có nhu cầu và chỉ mua loại sản phẩm phù hợp với mục đích nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng hoặc các nhóm TPCN có tác dụng đối với từng bộ phận cơ thể đã được nhà sản xuất công bố, được Bộ Y tế xác nhận. Nên dùng đúng và chỉ dùng khi thực sự có nhu cầu, tránh việc chỉ nghe lời quảng cáo để mua và sử dụng sản phẩm.

Theo CAND
Bình luận
Back To Top