Y tếSức khỏe

Cách nào phát hiện thực phẩm “ngậm” Nitrat quá ngưỡng?

00:00 - Thứ Năm, 16/04/2015 Lượt xem: 1362 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Theo GS Phan Thị Kim, trong 4 loại dư lượng khiến thực phẩm mất an toàn, thực phẩm dư chất Nitrat (do sử dụng nhiều phân bón, chất tăng trưởng) là không thể loại bỏ. Còn lại thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, vi sinh vật đều có cách để giảm bớt sự nguy hại.

 

Đáng ngại tồn dư Nitrat trong thực phẩm

Trong khi thực phẩm tồn dư thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật chỉ có thể hạn chế nhờ rửa dưới vòi nước mạnh, gọt vỏ sâu; hay thực phẩm nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng có thể khắc phục được bằng rửa sạch dưới vòi nước mạnh, nấu chín… thì tồn dư nitrat là một sát thủ vô hình ẩn nấp trong rau quả, không có cách nào loại bỏ. Bởi chất này có mặt chủ yếu trong thịt củ quả, trong thân, lá nên không có cách gì giảm bớt hàm lượng nitrat dư thừa này. Do đó, cơ quan chức năng đã từng khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm rau quả có nitrat vượt ngưỡng.

“Không chỉ nhiễm vào sản phẩm trong quá trình nuôi trồng, chăn nuôi mà người ta còn sử dụng nitrat để bảo quản thực phẩm (chủ yếu là muối diêm trong bao quản hải sản, thịt cá), giữ cho màu sắc được tươi lâu hơn và đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thực phẩm tồn dư hàm lượng nitrat cao như hiện nay”, GS Phan Trọng Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho hay.

Nitrat vốn tồn tại tự nhiên trong mọi thực phẩm và 1 phần của chế độ ăn nhưng khi hàm lượng nitrat trong rau củ quả vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Theo đó, một thống kê của Cục Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2004 cho thấy, kết quả phân tích hàm lượng nitrat trên bắp cải, cải xanh, su hào, cà chua, nho ở Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, TP.HCM…đã phát hiện nhiều mẫu rau củ có hàm lượng nitrat vượt mức cho phép từ 1,3-5 lần.

Nói về tác hại của sự tồn dư của nitrat quá ngưỡng trong thực phẩm, GS Kim cho biết: “Nitrat là các muối vô cơ NO2, NO3. Bản thân nitrat tự nó không phải là chất gây ung thư, nhưng là nghi phạm gián tiếp gây ra ung thư khi nó biến thành nitrit.

Khi ăn phải thực phẩm chứa nitrat vượt quá nhiều sẽ gây ngộ độc cấp tính như khó thở, tím tái… Còn về lâu dài chất nitrat khi vào cơ thể sẽ gắn với các amin tạo ra tiền chất gây ung thư dạ dày, ruột, gan… gây hại tới sức khỏe người sử dụng. Đó là lý do vì sao các tổ chức y tế thế giới và VN đã đưa ra khuyến cáo về ngưỡng nitrat trong thực phẩm (ví như bí xanh giới hạn là 400mg/kg; khoai tây là 250mg/kg)”, GS Kim cho biết.

Phát hiện tồn dư Nitrat trong thực phẩm như thế nào?

Khi quan sát bằng mắt thường, việc phát hiện Nitrat trong thực phẩm rất khó khăn, chỉ mang tính cảm quan. Các nhà chuyên môn vẫn khuyên người dân không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, quá mập mạp mà chỉ nên chọn những loại rau có màu xanh nhạt.

Với các loại rau củ cũng tương tự, không nên chọn những trái da căng bóng, bắt mắt, có kích thước bất thường có vết nứt dọc theo thân, bởi có thể chúng được bón quá nhiều đạm hoặc thuốc trừ sâu. Việc bón quá nhiều phân đạm cho rau củ có thể giúp rau củ bóng mỡ, xanh mướt… nhưng tồn dư Nitrat trong rau củ cũng sẽ nhiều hơn.

Để phát hiện chính xác tồn dư Nitrit trong thực phẩm có thể dựa vào kết quả kiểm nghiệm tiêu chí này tại các lab tại các điểm kiểm nghiệm về ATTP. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam các lab này vẫn chỉ chủ yếu phục vụ việc giám sát an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng chứ không thực hiện đơn lẻ theo nhu cầu của người dân.

Máy kiểm tra cho thấy hàm lượng nitrat trong quả cam vượt quá ngưỡng cho phép.

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể sử dụng bộ xét nghiệm Soeks (được sản xuất tại Liên bang Nga) do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành tại Việt Nam cuối năm 2014 vừa qua (Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Tâm Đức nhập khẩu) để phát hiện nhanh dư lượng nitrat trong rau, củ, quả tươi, thực phẩm (gồm thịt, hải sản).

Chiếc máy này có thể kiểm tra dư lượng nitrat cho hơn 60 loại rau củ quả tươi, thịt tươi và hải sản. Thông thường với mỗi sản phẩm chỉ mất khoảng 10 giây để xác định hàm lượng nitrat ở ngưỡng an toàn hay vượt ngưỡng nguy hiểm với mức sai số được xác định là trong 5%.

Lấy ngẫu nhiên 4 loại quả có trong quán cà-phê, do nhân viên quán mang ra để làm thực nghiệm, chỉ trong vòng 40 giây, kết quả kiểm nghiệm của từng loại sản phẩm được hiện lên rõ ràng về hàm lượng Nitrat (NO3­) ở ngưỡng cho phép hay ở ngưỡng cao nguy hiểm, vượt quá ngưỡng cho phép.

Cụ thể, cam có hàm lượng nitrat là 96mg/kg ở mức nguy hiểm (ngưỡng cho phép là 60); cà chua, dưa chuột làm lượng Nitrat đều ở ngưỡng an toàn; hành tây vượt phép không đáng kể.

“Lần đầu tiên tận mắt chứng kiến việc kiểm tra sản phẩm, tôi thực sự bất ngờ. Ngoài dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng thì nỗi lo Nitrat quá ngưỡng trong rau quả, đặc biệt là trong thịt tươi, hải sản giờ có thể giải toả phần nào”, chị Hải (170 Đê La Thành cho biết).

Theo các nhà chuyên môn, việc chú ý phát hiện tồn dư Nitrat trong thực phẩm sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại mỗi gia đình, tại các bếp ăn tập thể.

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tiêu chí về thực phẩm an toàn người dân cần quan tâm, đó là:

-           Dư lượng Nitrat;

-           Dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật:

-           Dư loại kim loại nặng;

-           Vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh.

Để đảm bảo các tiêu chí này, các chuyên gia khuyến cáo khi mua thực phẩm, người dân cần lựa chọn tại nơi bán hàng uy tín, biết rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo Dân trí
Bình luận
Back To Top