Y tếSức khỏe

Trung tâm Y tế huyện Điện Biên

Chủ động phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em

00:00 - Thứ Hai, 20/04/2015 Lượt xem: 1442 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Theo ghi nhận của Trung tâm y tế huyện (TTYT) Điện Biên, tính đến hết tháng 3/2015 trên địa bàn huyện đã có 429 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy. Đa số các trường hợp mắc bệnh là trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Trong đó, một số xã có nhiều trường hợp mắc bệnh, như: Nà Nhạn, Thanh Chăn, Phu Luông… Đặc biệt, vào giữa tháng 3 vừa qua, chỉ trong vòng một tuần mà 3 bản Na Ư, Hua Thanh và Ca Hâu của xã Na Ư có đến 17 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy. Tuy không có trường hợp trẻ tử vong do bị tiêu chảy nhưng đã có một số trường hợp trẻ biến chứng nặng do không được điều trị kịp thời.

Cán bộ TTYT huyện Điện Biên tuyên truyền cho người dân kiến thức chăm sóc, phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Bác sỹ Nguyễn Thế Cường, Phó Giám đốc TTYT huyện Điện Biên, cho biết: Bệnh tiêu chảy gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ, trong đó phần lớn trẻ em bị bệnh tiêu chảy là mắc tiêu chảy cấp. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng vi rút, vi trùng hoặc ký sinh trùng. Bên cạnh đó, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng các loại thức ăn lạ, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc do sử dụng kháng sinh kéo dài… Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng, như: sốt cao, ói mửa, đi ngoài phân lỏng nhiều lần/ngày, đau bụng, chướng bụng. Ở mức độ nặng, trẻ có thể bị sốt li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng không uống hoặc uống rất ít nước, véo vào da thấy để lại vết hằn và lâu mất đi. Trẻ mắc bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần dẫn đến tử vong. Với trẻ mắc tiêu chảy kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thẻ dẫn đến nhiễm trùng máu, điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao.

Để chủ động phòng chống bệnh tiêu chảy cho trẻ, TTYT huyện đã xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh đến 25/25 xã trên địa bàn huyện. Cùng với đó, TTYT huyện thành lập Đội Y tế dự phòng (gồm 19 thành viên) có nhiệm vụ giám sát, triển khai công tác phòng chống dịch và Đội Cấp cứu lưu động để sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai, hỏa hoạn hoặc dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, TTYT huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho người dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ y tế xã và y tế viên thôn, bản đóng vai trò quan trọng khi thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ. Mặt khác, TTYT huyện còn tuyên truyền qua nhiều hình thức khác, như: tuyên truyền trực tiếp qua hoạt động khám chữa bệnh cho người dân; qua hệ thống đài phát thanh của huyện, xã; lồng ghép vào các buổi họp dân; kết hợp với các chương trình: chương trình dinh dưỡng; chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng chống HIV/AIDS… Ngoài ra, TTYT huyện chủ động tăng cường dự trù các loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, như: Thuốc hạ sốt, ozerol, kháng sinh, dịch truyền…

Bên cạnh đó, TTYT huyện Điện Biên khuyến cáo người dân, do bệnh tiêu chảy có khả năng lây lan và gây thành dịch lớn trong một thời gian ngắn, vì vậy các bậc cha mẹ cần chủ động phòng chống bệnh cho trẻ bằng cách: Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời; đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn; cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng; uống vắc xin ngừa tiêu chảy tại các cơ sở y tế. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cần cho trẻ uống nước nhiều hơn so với bình thường để bù mất nước cho trẻ. Nếu trẻ bị nặng, như: sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú, trong phân có máu, sức khỏe yếu cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Bài, ảnh: Huyền Lâm
Bình luận
Back To Top