Y tếSức khỏe

Đậu nành “có hại” cho nam giới?

00:00 - Thứ Ba, 02/06/2015 Lượt xem: 1231 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Đậu nành là “vàng trắng” của người dân các quốc gia dồi dào loại cây trồng này, trong đó có Việt Nam. Đậu nành được chế biến thành tương, đậu hũ, sữa đậu nành, đều là món ăn không những ngon miệng mà còn giàu dinh dưỡng. Thế nhưng, đây là loại thực phẩm mà nhiều nam giới ngại dùng vì cho rằng nó làm tăng nữ tính, giảm ham muốn tình dục… Thực hư ra sao, vấn đề này vừa được một hội thảo khoa học về đậu nành tổ chức tại TPHCM làm rõ.

Tiến sĩ Mark Messina.

Theo Tiến sĩ Mark Messina, Giám đốc Viện Dinh dưỡng đậu nành Hoa Kỳ thuộc Đại học Loma Linda, California (Hoa Kỳ), thực phẩm đậu nành đã là đề tài của rất nhiều nghiên cứu trong suốt 25 năm qua. Có bằng chứng cho thấy thực phẩm đậu nành giúp giảm nguy cơ phát triển 4 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam: ung thư, đột quỵ, tim mạch và tiểu đường.

Hàm lượng tinh bột thấp trong đậu nành giúp nó trở thành lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chất béo trong đậu nành có lợi cho tim nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp và rất giàu chất béo không bão hòa - vốn giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Lượng đạm trong đậu nành không chỉ cao hơn các loại đậu khác mà chất lượng đạm đậu nành tương đương đạm động vật. Hơn nữa, đạm đậu nành giúp giảm trực tiếp nồng độ cholesterol máu và có bằng chứng thú vị cho thấy nó cũng giúp làm giảm huyết áp.

Đậu nành có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Riêng đối với nam giới, đậu nành còn đem lại những lợi ích đặc biệt như phát triển cơ bắp tốt hơn, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Đạm đậu nành có tác dụng tốt bằng hoặc tốt hơn đạm thịt bò trong việc phát triển kích cỡ cơ bắp của nam giới sau khi phối hợp với các luyện tập kháng lực (sau 12 tuần). Một phân tích các nghiên cứu dịch tễ học châu Á phát hiện mức tiêu thụ đậu nành cao giúp giảm đến 48% nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến. Đậu nành có thể làm giảm tác dụng phụ của điều trị và có thể ức chế tiến triển hoặc di căn nhờ tác dụng của genistein (một thành phần của isoflavones) đối với các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với người ít sử dụng đậu nành.

Theo Tiến sĩ Mark Messina, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy không có tác động của đạm đậu nành hay isoflavones lên nội tiết tố ở nam giới. Cụ thể như sau: Đậu nành và thực phẩm cung cấp isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ testosterone khả dụng ở nam giới. Dùng isoflavones đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới, bởi không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ isoflavones tác động đến nồng độ estrogen tuần hoàn ở nam giới. Và những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở 5 khía cạnh: lượng xuất tinh, mật độ tinh trùng, số lượng tinh trùng, tinh trùng di động và hình thái tinh trùng.

Đáng chú ý, trong một nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít. Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

 

*Tin đồn đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới xuất phát từ yếu tố đậu nành là thực phẩm giàu isoflavones. Isoflavones, còn được gọi là phytoestrogen, có cấu trúc gần giống estrogen (hormon sinh dục nữ) nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam nhưng thực chất isoflavones không phải là estrogen.

* Theo TS-BS Chisato Nagata, Khoa Dịch tễ và Y tế dự phòng, Đại học Y Khoa Gifu (Nhật Bản), người Nhật tiêu thụ rất nhiều thực phẩm từ đậu nành và việc dùng đậu nành xuất hiện từ những năm đầu đời của trẻ em Nhật Bản.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top