Y tếSức khỏe

Cần quy định chặt chẽ về chuyển đổi giới tính

00:00 - Thứ Ba, 02/06/2015 Lượt xem: 1523 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Theo điều tra của Viện Sức khỏe môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện nay  Việt Nam có khoảng 500.000 người có xu hướng giới tính không trùng với giới tính hiện có, nghĩa là hình dáng bên ngoài là nam nhưng trong suy nghĩ của họ lại là nữ và ngược lại. Đáng chú ý, mặc dù pháp luật chưa cho phép chuyển đổi giới tính và chưa công nhận người chuyển đổi giới tính nhưng thực tế cả nước đã có khoảng 1.000 người Việt Nam ra nước ngoài thực hiện chuyển đổi giới vì khát khao được sống đúng, sống thật với giới tính của mình.

Trong khi đó, trên thế giới, việc chuyển đổi giới tính cũng như công nhận người chuyển đổi giới tính đã được nhiều nước công nhận và có những quy định về mặt pháp lý. Thống kê cho thấy đã có trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, trong đó riêng tại khu vực châu Á có 5 nước thừa nhận là: Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal và Thái Lan.

Trước thực tế trên, mới đây trong quá trình góp ý cho dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi do Quốc hội đưa ra lấy ý kiến đã có 2 phương án được đưa ra: một là không cho phép, không thừa nhận chuyển đổi giới tính tại Việt Nam, và thứ hai là trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể thực hiện việc chuyển đổi giới tính, được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật. Trước đề xuất trên, TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, trong quá trình góp ý cho dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, Bộ Y tế chưa có văn bản chính thức về đề xuất công nhận chuyển đổi giới tính nhưng cá nhân ông nghiêng về phương án cần thừa nhận cho người chuyển giới tại Việt Nam. Bởi lẽ thực tế trong những năm qua, mặc dù pháp luật chưa cho phép, chưa công nhận nhưng vẫn có nhiều người Việt Nam có nguyện vọng và vẫn ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển đổi giới tính mong muốn. Việc này không chỉ gây tốn kém cho người có nhu cầu mà điều đáng lo ngại là phần lớn những ca phẫu thuật chuyển đổi giới thường thực hiện “chui” tại các cơ sở không được cấp phép nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng. Hơn nữa, khi về Việt Nam, do chưa được pháp luật công nhận nên những người chuyển giới đã gặp phải nhiều rắc rối như các giấy tờ tùy thân không khớp với tình trạng cơ thể hiện có, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống đời thường.

Rõ ràng việc công nhận hay cho phép chuyển đổi giới tính ở nước ta là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp nhưng cũng không nên né tránh để bảo đảm hơn nữa quyền con người. Do vậy, nếu có các quy định pháp luật về chuyển đổi giới tính đòi hỏi phải rất chặt chẽ và cụ thể nhằm tránh những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là tránh hiện tượng chuyển đổi giới tính do tâm lý đua đòi của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top