Y tếSức khỏe

Phòng,chống tác hại của thuốc lá

Hút thuốc lá và bệnh ung thư phổi

08:41 - Thứ Hai, 16/01/2017 Lượt xem: 4745 In bài viết
ĐBP - Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh thường gặp ở nam giới, ung thư phổi có mối liên hệ mật thiết với những người có tiền sử hút thuốc lá, tuổi hút thuốc cũng như số lượng thuốc lá sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng có xu hướng gia tăng ở nữ giới và người không hút thuốc lá. Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng to lớn về kinh tế và sức khỏe do sử dụng thuốc lá. Mỗi năm thuốc lá gây ra 40.000 ca tử vong sớm, chi phí điều trị và mất năng suất lao động do thuốc lá gây ra ước tính lên tới khoảng 1 tỷ USD/năm. Bệnh ung thư phổi thường diễn biến âm thầm lặng lẽ theo thời gian, người bệnh thường không biết là mình mắc bệnh và chủ quan không đi khám nên khi phát bệnh thì thường ở giai đoạn muộn.

Các dấu hiệu của bệnh gồm: Giai đoạn sớm thường có triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng, khi bệnh phát triển, thường có các triệu chứng như: Đau ngực, đau dai dẳng, cố định ở một vị trí, ho kéo dài, ngày càng nặng hơn, có thể có máu, khó thở khi khối u to, chèn ép, nói khàn…. Bệnh rất dễ chuẩn đoán nhầm với một số bệnh thông thường khác như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi. Ở hầu hết bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nguy cơ mắc ung thư phổi cũng cao hơn ở những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động (tức là những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc lá). Ngoài ra những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại trong quá trình làm việc như khai thác than, luyện thép, môi trường sống bị ô nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ…. Vì vậy, việc xây dựng môi trường sống trong lành không có khói thuốc rất quan trọng. Hiện nay chưa có thuốc hay vắc xin ngăn ngừa ung thư phổi. Việc điều trị tùy theo giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Phương thức điều trị có thể đơn thuần hoặc phối hợp nhiều phương pháp. Mục đích của điều trị có thể là chữa khỏi hoặc kiềm chế bệnh để kéo dài sự sống, giảm đau đớn, kiểm soát triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân và người bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, một lượng thịt vừa phải, ít chất béo động vật và hạn chế đường. Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, đặc biệt tinh thần phải luôn lạc quan, thoải mái. Để phòng tránh các loại bệnh nói chung và ung thư phổi nói riêng mỗi người cần tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng đến 1 lần/năm để phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời. Đặc biệt, không hút lá, thuốc lào, lạm dụng rượu, bia, tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, bụi, khói, thực hiện các biện pháp an toàn lao động. 

Khi có các biểu hiện sốt, ho dai dẳng kéo dài, đau tức ngực… nên đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, không nên tự ý mua thuốc về điều trị vừa tốn kém, bệnh không khỏi đôi khi còn ảnh hưởng tới tính mạng.

Anh Sáu (T4G)
Bình luận
Back To Top