Y tếSức khỏe

Nguyên nhân và cách phòng bệnh trĩ

08:56 - Thứ Hai, 10/07/2017 Lượt xem: 5155 In bài viết
ĐBP - Trĩ là sự căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở vùng trực tràng, hậu môn gây, xung huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở những người thường xuyên bị táo bón, người làm công việc ngồi nhiều ít vận động, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.

Biểu hiện sớm của bệnh trĩ là ngứa rát hậu môn, đi ngoài có máu theo phân, sau đó xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng tự co vào được sau khi đi cầu, đôi khi búi trĩ không tự co lên được người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ lên lâu ngày búi trĩ sẽ sa ra ngoài. Có nhiều yếu tố gây bệnh trĩ như: Các bệnh lý về đường tiêu hóa (hội chứng lỵ, rối loạn tiêu hóa kéo dài đặc biệt là tình trạng táo bón); bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tĩnh hoặc những bệnh nhân giãn phế quản ho nhiều, những người phải lao động nặng; những người làm việc văn phòng. Các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng: thường gặp ở các trường hợp như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung hoặc khi mang thai; do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng bị suy yếu; do hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu thường gặp ở người cao tuổi hoặc những người bị các khối u vùng tiểu khung như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt… do chế độ ăn uống và một số thói quen không tốt như: nhịn đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể gây bệnh trĩ. Để phòng bệnh trĩ người bệnh nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như: Đi đại tiện đều đặn 1 lần/ngày vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, không ngồi nhiều hoặc đứng lâu. Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức, điều chỉnh thói quen ăn uống một cách khoa học như: uống đủ 1,5 -  2 lít nước/ngày, ăn nhiều chất xơ: như rau củ, quả, ngũ cốc, nhất là khoai lang luộc, thường xuyên vận động thể lực. Nên tập thể dục và chơi những môn thể thao nhẹ như bơi lội và đi bộ…

Trường hợp nhẹ người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách: Bôi thuốc kem chống viêm, giảm đau rát  như:  Mastuf, Protolog… Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài bằng nước muối ấm, nếu búi trĩ sa ra ngoài có thể dùng tay đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong. Đối với những bệnh nhân có cơ địa nóng trong thường xuyên bị táo bón hoặc bệnh nhân bị hẹp hậu môn, sau mổ, người thường xuyên uống bia, rượu, cà phê, thuốc lá, thuốc lào cần uống thuốc theo tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa bệnh. Ngoài ra có một số loại thảo dược giúp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ như: Diếp cá, Rutin, Curcumin, cao Đương Quy. Trong đó, diếp cá là loại thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc và nhất là trị táo bón. Hoa hòe chiết xuất Rutin chống suy giãn tĩnh mạch và giúp bền vững thành mạch; Curcumin giúp kháng viêm; cao Đương Quy có tác dụng chống thiếu máu, bổ máu. Những loại thảo dược này khi kết hợp với nhau mang lại hiệu quả cao, đặc biệt an toàn với cả phụ nữ mang thai và người đang nuôi con nhỏ.

Anh Sáu (T4G)
Bình luận
Back To Top