Y tếSức khỏe

Tác dụng của súc miệng nước muối đúng cách

15:02 - Thứ Hai, 05/04/2021 Lượt xem: 12612 In bài viết

Theo nghiên cứu, thành phần chủ yếu trong muối thô là natri clorua. Đây là một dung dịch giúp ngăn chặn vi khuẩn hiệu quả. Thói quen súc miệng nước muối rất tốt nhờ tác dụng kiềm hóa, giúp ngăn chặn sự gia tăng của vi khuẩn trong họng và khoang miệng. Tuy nhiên, nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9% (nồng độ 0,9% - 9g muối/1.000ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người. Cũng theo các chuyên gia, súc miệng bằng nước muối nên được thực hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với các trường hợp đang bị viêm họng, viêm lợi thì nên súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày, cứ cách 2 giờ lại súc miệng một lần sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn. Vi khuẩn gây đau họng là những sinh vật đơn bào có thể nhân lên nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Khi súc miệng nước muối, thẩm thấu sẽ xảy ra để tạo ra một trạng thái cân bằng trong cổ họng, giúp giảm đau.

Súc miệng nước muối có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng có thể gây viêm nướu và hôi miệng. Ngoài ra, còn loại bỏ các mảng thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng, là nguyên nhân gây cao răng, sâu răng và các bệnh nha chu khác.

Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản, súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày là một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí để giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp trên tới 40%.

Súc miệng nước muối cũng giúp bảo vệ men răng, bởi các florua trong nước muối ngăn ngừa việc mất khoáng chất, giúp tăng cường men răng.

P.V (Theo HNM)
Bình luận
Back To Top