Bóng đá Việt Nam 2015: Dòng máu trẻ!

00:00 - Thứ Sáu, 02/01/2015 Lượt xem: 1130 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Chưa bao giờ sức trẻ trong BĐVN lại được kỳ vọng nhiều như trong năm 2015. Năm mà nhìn từ cả góc độ "chất" lẫn "lượng" thì không khó nhận ra sức trẻ đang trở thành tâm điểm.

Nhìn từ các ĐTQG

2015, ĐTQG Việt Nam sẽ đá vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á, nhưng ai cũng hiểu giải đấu trọng tâm là vòng loại U.22 châu Á và SEA Games 28 lần lượt dành cho các ĐT U.22, U23. Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã công khai tuyên bố kế hoạch đưa cả một thế hệ U.19 của Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai JMG vào ĐT U.23 QG, và một U.19 có tăng cường sẽ trở thành đội bóng đại diện cho Việt Nam tham dự những sân chơi lớn.

Hẳn nhiên ông Dũng hiểu một đội bóng theo mô hình U.19+ chắc chắn không phải là một tập hợp các cầu thủ mạnh nhất và giỏi nhất ở lứa tuổi U.23, ông cũng hiểu một đội U.19+ đấu với hàng loạt các ĐT U.23 trong khu vực sẽ dẫn đến những thiệt thòi rất lớn về mặt tuổi tác, từ đó dẫn đến những thiệt thòi khác về mặt kinh nghiệm chiến trường. Nhưng quân lệnh đã được đưa ra rất rõ ràng: Giờ không phải là lúc làm tất cả để có thành tích, mà là phải tạo nền móng cho một ĐTQG thật sự vững mạnh, giàu niềm tin trong vài ba năm tới. Ở một góc độ nào đó thì yếu tố thứ hai - niềm tin có khi còn quan trọng hơn cả yếu tố đầu.

Hy vọng sức trẻ sẽ làm nên sức bật mới cho nền bóng đá.

Theo chúng tôi, những con tính cho tương lai mà lãnh đạo VFF hướng đến là hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề nằm ở chỗ: Nếu đã dùng các cầu thủ U.19 thì có lẽ phải dùng luôn thầy Pháp Guillaume Graechen - người đã uốn nắn, dạy dỗ, và xây dựng cho các cầu thủ một triết lý bóng đá đặc trưng trong suốt 7 năm qua. Nhưng hợp đồng giữa VFF với HLV người Nhật Toshiya Miura lại có điều khoản quy định ông Miura sẽ dẫn ĐT U.23 QG dự SEA Games. Thế nên giải quyết bài toán Guillaume - Miura lúc này là điều không đơn giản với VFF.

Nhìn từ V..League

So với những mùa giải trước đây, sức trẻ V.League được thể hiện rõ nhất ở ông tân trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc. Nguyên trưởng giải Trần Duy Ly cho rằng trong lịch sử chúng ta thường sử dụng các trưởng giải có tuổi đời từ 55 đến 60, và trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, những trưởng giải cao tuổi đã không theo được những diễn biến mới, mang nặng sắc màu hiện đại của sân chơi số 1 cấp CLB Việt Nam. Thế nên năm nay việc đột phá sử dụng một trưởng giải ở tuổi 40, một người vừa rất nhạy bén với các vấn đề thời sự bóng đá, vừa có những kinh nghiệm nhất định trong quá trình làm giám sát trọng tài là một bước phát triển mới.

Cá nhân ông Nguyễn Minh Ngọc cũng tỏ ra hứng thú và tâm huyết với công việc mới. Ông khẳng định với báo chí: "Tôi biết đây là một công việc rất nặng nề, nhưng tôi sẽ làm với tất cả khả năng có thể của mình, và tự tin sẽ hoàn thành nhiệm vụ".

Một chi tiết đặc biệt ở V.League 2015: Có tới 6 trọng tài và 3 trợ lý trẻ được đôn lên từ hạng Nhất. Lý giải cho việc "đôn người hàng loạt" này Trưởng ban Trọng tài Quốc gia Nguyễn Văn Mùi cho biết: "Nó phù hợp với kế hoạch trẻ hoá giới cầm còi mà chúng tôi đặt ra. Những vòng cuối V.League năm ngoái chúng ta đã cạn người và cạn niềm tin tới mức phải sử dụng trọng tài nước ngoài. Nhưng bây giờ, với sự xuất hiện của những gương mặt trẻ trung, giàu triển vọng, chúng ta tự tin có thể "sống" được bằng vốn của chính mình".

Nhìn sang các CLB, không khó thấy rằng ngoại trừ cuộc trẻ hoá mạnh mẽ của Hoàng Anh Gia Lai khi đôn cả một lứa U.19 lên chơi V.League, hay Sông Lam Nghệ An khi đôn trên 10 cầu thủ tuyến trẻ lên đội 1, nhiều đội bóng khác như Đồng Tâm Long An, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hà Nội T&T, Quảng Ninh... cũng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ sử dụng các cầu thủ trẻ nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Rõ ràng, một dòng máu trẻ sẽ chảy trong cơ thể bóng đá Việt Nam trong năm 2015, và hãy cùng hy vọng dòng máu ấy đem lại sức sống tươi mới cho một cơ thể đã và đang có khá nhiều ung nhọt.

Cần những định hướng thực tế hơn

Mùa giải 2015 cũng là mùa giải đầu tiên VFF, VPF siết chặt quy định các CLB V.League phải tham dự ít nhất 3/4 giải trẻ quốc gia gồm U.15, U.17, U.19, U.21. Nếu CLB nào không thực hiện sẽ bị phạt 200 triệu đồng - một mức phạt có thể không quá lớn về mặt vật chất nhưng sẽ khiến hình ảnh, tên tuổi của các CLB bị tổn thương khá nhiều. Thực tế cho thấy đã có một vài CLB công khai việc "không đủ quân đá 3/4 giải trẻ trong năm", lại có CLB lách luật bằng cách mượn quân nơi khác rồi tìm cách hợp thức hoá  thành người của mình để mang đi đá giải. Có lẽ, để bóng đá trẻ, và việc đầu tư, chăm bẵm cho các thế hệ trẻ được các CLB thực hiện một cách nghiêm túc, lâu dài, VFF và VPF cần phải có những quan tâm đặc biệt về hiện trạng này, từ đó đưa ra những định hướng mang tính thực tế và ý nghĩa hơn. 

Theo CAND
Bình luận
Back To Top