Đoàn Việt Nam giành 7 HCV ngày thi đấu 9-6:

Dấu ấn đẳng cấp và sức trẻ

00:00 - Thứ Tư, 10/06/2015 Lượt xem: 1116 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Trong 7 tấm HCV mà Đoàn thể thao Việt Nam giành được trong ngày 9-6, có nhiều tấm HCV mang dấu ấn của đẳng cấp ở các cấp độ khác nhau. Bên cạnh đó, niềm vui vì những tấm HCV còn nhân lên khi chủ nhân là những nhân tố mới trong làng thể thao nước nhà.

Niềm vui chiến thắng của VĐV Nguyễn Văn Lai.

Thêm huy chương, bớt thứ hạng
Dù đoạt thêm 7 HCV nhưng đến hết ngày thi đấu 9-6, Đoàn Việt Nam đã xuống thứ 3 toàn đoàn với 33 HCV, 16 HCB, 38 HCĐ. Đoàn Thái Lan lên thứ nhì với 38 HCV, 40 HCB, 35 HCĐ. Đứng đầu đang là Singapore với 52 HCV, 43 HCB, 54 HCĐ.

Sân chơi SEA Games ở những môn cơ bản của Olympic như điền kinh, bơi, thể dục dụng cụ chưa bao giờ dễ dàng với các VĐV Việt Nam. Để khẳng định được đẳng cấp, VĐV phải có tài năng thực sự, đặc biệt là việc liên tiếp vô địch các kỳ đại hội thể thao này. Hôm qua, Nguyễn Thị Ánh Viên lại buộc giới chuyên môn và người hâm mộ phải nhắc đến như "cô gái vàng" thực sự của thể thao Việt Nam hiện nay. Khi mà mục tiêu của VĐV Quân đội này là sân chơi châu lục và Olympic thì đấu trường SEA Games chỉ như những buổi tập, như chính cô thừa nhận. Thực tế, phải ở trình độ vượt trội thì cô mới nghĩ đến chuyện này. Và đến chiều tối 9-6, Nguyễn Thị Ánh Viên đã lại chứng tỏ đẳng cấp của mình với 2 tấm HCV nội dung 200m bướm nữ và 200m tự do cùng 2 kỷ lục SEA Games. Cái cách cô gái quê Cần Thơ thể hiện trên đường đua xanh khi vượt trội các đối thủ ở 20m cuối tại các cự ly sở trường 200m của mình một lần nữa cho thấy cách tiếp cận với SEA Games của VĐV này không mang tính chủ quan. Tất cả đều dựa trên tính toán căn cứ vào năng lực và đẳng cấp của cô. Thậm chí, quyết định bỏ nội dung 100m ếch để có đủ sức tranh chấp nội dung 200m tự do cũng cho thấy sự tính toán chuẩn xác, biết mình biết người của ban huấn luyện và Nguyễn Thị Ánh Viên. Nhờ đó, VĐV 19 tuổi mang quân hàm Đại úy đã giành tới 6 HCV tại SEA Games 28, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu HCV cá nhân. Ngoài ra, 7 kỷ lục SEA Games được Ánh Viên tạo nên cho đến lúc này cũng là vô tiền khoáng hậu với thể thao Việt Nam trong lịch sử tham dự SEA Games. Tất cả để thấy thể thao Việt Nam đang may mắn sở hữu một tài năng lớn nhất của môn bơi từ trước đến nay.

Hôm qua, ở môn điền kinh, VĐV Quân đội khác là Nguyễn Văn Lai đã khẳng định được đẳng cấp của mình ở sân chơi Đông Nam Á khi bảo vệ thành công HCV nội dung 5.000m, đồng thời phá kỷ lục SEA Games đã tồn tại 22 năm qua. Thành tích của Nguyễn Văn Lai cũng không quá bất ngờ nếu biết rằng anh đã bền bỉ duy trì thành tích trong nhiều năm qua. Nguyễn Văn Lai đã tạo được ấn tượng như Vũ Thị Hương hay Trương Thanh Hằng trên đường chạy trước đây là đã bước vào thi đấu phải đoạt HCV. Không phải ngẫu nhiên mà trước SEA Games này, Nguyễn Văn Lai và Nguyễn Thị Thanh Phúc (đi bộ) đã được mặc định sẽ giành HCV. Quan trọng là họ luôn thể hiện được thành tích khi tập luyện vào các cuộc đấu để bảo đảm mục tiêu giành HCV.

Trong ngày, Đội Thể dục dụng cụ (TDDC) giành thêm 2 HCV cũng đều nhờ vào những VĐV giàu kinh nghiệm, có đẳng cấp nhất định. Sau những chấn thương khiến sức khỏe sa sút, Phan Thị Hà Thanh chỉ thi đấu bằng kinh nghiệm. Kinh nghiệm ấy được tích lũy từ nhiều chuyến tập huấn, thi đấu nước ngoài, tự trau dồi, tiếp thu kiến thức của chuyên gia. Để rồi kể cả khi gặp khó khăn về sức khỏe, Phan Thị Hà Thanh biết phải làm gì để đạt mục tiêu. Sau tấm HCV toàn năng ngày 8-6, đến ngày 9-6, cô gái vàng của TDDC Việt Nam này lại đoạt thêm tấm HCV nhảy chống - nội dung thế mạnh của cô. Ở nội dung này, Phan Thị Hà Thanh không cần chứng tỏ sự vượt trội đối thủ mà chỉ cần sự chắc chắn trong từng động tác để không xảy ra lỗi là đã giành HCV. Cuối cùng cô đạt được mục tiêu với tấm HCV mang nặng dấu ấn đẳng cấp của VĐV hàng đầu thế giới. Còn tấm HCV thứ hai của TDDC Việt Nam trong ngày 9-6 thuộc về Đặng Nam ở nội dung vòng treo nam cũng chỉ càng cho thấy đẳng cấp của VĐV đã lên tầm châu lục ở nội dung này.

Ngoài những tấm HCV của những gương mặt quen thuộc trên, hôm qua, thể thao Việt Nam đã chứng kiến hai tân chủ nhân tấm HCV carom 1 băng (billiards - snooker) là Trần Phi Hùng và Trương Thị Phương (canoeing). Đáng chú ý, Trương Thị Phương mới lần đầu tham dự SEA Games. Cô gái 16 tuổi người Vĩnh Phúc này là nhân tố chủ chốt trong quá trình trẻ hóa Đội Canoeing. Không được nhiều kỳ vọng nhưng rồi Trương Thị Phương đã xuất sắc giành tấm HCV duy nhất cho Đội Canoeing tại SEA Games này.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top