Văn hóaTình yêu - Hôn nhân & Gia đình

Mường Nhé phòng, chống bạo lực gia đình

09:30 - Thứ Tư, 24/10/2018 Lượt xem: 15709 In bài viết

ĐBP - Bạo lực gia đình (BLGÐ) là một vấn nạn của xã hội gây tổn thương về tinh thần và thể chất cho nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, ảnh hưởng xấu đến xã hội. Theo thống kê, 10 năm qua (2008 - 2018) trên địa bàn huyện Mường Nhé xảy ra 401 vụ BLGÐ, chủ yếu là bạo lực về thể xác trên nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

 

Khuyến khích phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội là góp phần nâng cao chất lượng bình đẳng giới, giảm thiểu BLGÐ. Trong ảnh: Phụ nữ huyện Mường Nhé thi đẩy gậy trong Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân.

Ông Vũ Tiến Hưng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Nhé, cho biết: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BLGÐ là do gia đình có thu nhập thấp; thành viên gia đình không có việc làm ổn định, một vài trường hợp thường xuyên sử dụng các chất kích thích, như: Bia, rượu; tệ nạn xã hội, cờ bạc; mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình... Thậm chí do trình độ nhận thức còn hạn chế nên khi các chị em bị bạo lực còn có tâm lý e ngại, không báo cho chính quyền địa phương để được can thiệp giúp đỡ. Do vậy, với phương châm phòng hơn chống, để công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả sâu rộng, Ban Chỉ đạo công tác gia đình từ huyện đến cơ sở đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, như: Thông qua hệ thống đài truyền thanh, các buổi tập huấn, hội nghị; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các chương trình, kế hoạch phát triển; tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tiếp cận các mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm. Ðồng thời, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống BLGÐ; ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11)... 10 năm qua, toàn huyện đã xây dựng 2 cụm pa nô tuyên truyền tấm lớn, hơn 3.400m băng rôn; tuyên truyền lồng ghép 112 buổi biểu diễn văn nghệ; thường xuyên truyền tải nội dung tuyên truyền phòng, chống BLGÐ trên Ðài Truyền thanh - Truyền hình huyện. Thông qua hình thức tuyên truyền góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong quan hệ gia đình cho cán bộ, nhân dân; xác định rõ tầm quan trọng của gia đình và việc giáo dục đạo đức cho con em.

Ngoài ra, các câu lạc bộ “Phòng, chống BLGД, “Gia đình hạnh phúc”, “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên”; thiết lập đường dây “nóng” gọi tới ban Chỉ đạo phát triển theo hướng tích cực và hoạt động có hiệu quả... Cùng với đó, phát huy vai trò hạt nhân trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật các tổ tư vấn, hòa giải và 11 địa chỉ tin cậy cộng đồng đã đi sâu, đi sát vào cơ sở, duy trì hoạt động thường xuyên ở các xã, thôn, bản; nạn nhân khi bị BLGÐ chủ yếu tạm lánh ở nhà trưởng thôn, mức chi phí cho nạn nhân (30.000 đồng/người/ngày lánh); 100% số người gây bạo lực đều được báo ngay với chính quyền xã để kịp thời xử lý. Nhờ đó, chính quyền cơ sở và các đoàn thể nhanh chóng can thiệp, hòa giải kịp thời các vụ BLGÐ.

Ông Lỳ Ðồng Tá, Chủ tịch UBND xã Chung Chải, cho biết: Triển khai từ vài năm trở lại đây, tuy “Mô hình phòng chống BLGД đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm thiểu tình trạng BLGÐ, nâng cao đời sống, tư tưởng cho nhân dân. Tuy nhiên, do là xã vùng cao, trình độ nhận thức của bà con còn hạn chế nên việc tuyên truyền, tiếp cận các đối tượng có nguy cơ bị bạo lực còn hạn chế dẫn tới công tác phòng chống BLGÐ trên địa bàn xã chưa đạt hiệu quả cao. Phụ nữ bị bạo lực vẫn còn cam chịu, im lặng không báo với chính quyền địa phương.

Bài, ảnh: Phương Linh
Bình luận
Back To Top