Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ nhất:

Tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Thái

00:00 - Thứ Sáu, 02/01/2015 Lượt xem: 1439 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Trong những ngày rét ngọt của mùa đông Tây Bắc, hơn 2.000 nghệ nhân, diễn viên nghệ thuật quần chúng, vận động viên của 8 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Lai Châu cùng nhau dệt nên sắc màu văn hóa dân tộc Thái trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ nhất đã được tổ chức tại tỉnh Lai Châu. Lần đầu tiên, bản sắc văn hóa dân tộc Thái được hội tụ và tỏa sáng, làm phong phú sắc màu văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Vòng xòe đoàn kết trong đêm khai mạc “Hội Thái đêm xòe”.

Diễn ra từ ngày 26-29/12, Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ nhất thực sự là ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa Thái, đáp ứng niềm mong mỏi của bà con dân tộc Thái trong cả nước. Hơn 2.000 nghệ nhân, diễn viên nghệ thuật quần chúng, vận động viên là người dân tộc Thái của 8 tỉnh đã mang đến Ngày hội những tiết mục, màn đồng diễn đặc sắc. Dù sinh sống ở các địa phương khác nhau và nhiều người lần đầu đến mảnh đất biên cương Lai Châu song giữa họ dường như không có khoảng cách. Hình ảnh cô gái Thái với áo cóm, khăn piêu, các chàng trai tay cầm tính tẩu, sáo pí pặp và tăng bu, tăng bẳng hòa vào màn đồng diễn trong Chương trình nghệ thuật “Hội Thái đêm xòe” đã xóa nhòa khoảng cách vùng miền giữa những người lần đầu gặp gỡ.

Các tiết mục dân ca, dân vũ cùng màn trình diễn trang phục và các trò chơi dân gian (đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, tù lu, tó má lẹ) được các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên người Thái mang tới Ngày hội đã tái hiện lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa của đồng bào Thái. Bằng hình thức sân khấu hóa, người xem được tìm hiểu huyền thoại quả bầu sinh ra các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam; huyền thoại cây đàn tính của người Thái, về loài hoa ban trong tâm thức người con gái Thái và về người nữ anh hùng Nàng Han trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ đất nước. Cũng trong chương trình nghệ thuật “Hội Thái đêm xòe” đã tái hiện các lễ hội đặc trưng, tiêu biểu của mỗi tỉnh như: Lễ hội cầu mưa (đoàn Yên Bái), lễ hội Xên lẩu nó (đoàn Sơn La), lễ hội Chá Chiêng (đoàn Hòa Bình), lễ hội Mo Pang Then (đoàn Lai Châu), lễ hội Xăng Khan (đoàn Nghệ An)... Dù được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa song đã cho mọi người cảm nhận được sự đa dạng của sắc màu văn hóa. Đồng thời ý thức rõ hơn những giá trị văn hóa phi vật thể được hình thành từ thói quen sinh hoạt, giá trị truyền thống chỉ có ở đồng bào dân tộc Thái mà chính nó đã góp thêm hương hoa để làm nên Việt Nam đa dạng, giàu có về đời sống tâm linh và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội Xăng Khan của người Thái Nghệ An.

Không gian, đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái cũng được giới thiệu tại Ngày hội qua những gian trưng bày sản phẩm văn hóa, du lịch. Nếu ai chưa từng một lần thưởng thức ẩm thực của đồng bào Thái thì đây là cơ hội để mọi người có thể tận mắt chứng kiến cách chế biến từng món ăn. Không gian bếp được hình thành ngay trong mỗi gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm với khói bếp tỏa nghi ngút, hương thơm của nếp nương lẫn trong mùi thơm nồng, cay cay của món thịt trâu sấy. Hương vị đậm đà của bánh chưng đen quyện từ hương thơm dẻo của nếp, thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh và vị là lạ của cây rừng. Mỗi thực khách ghé qua gian hàng không thể vội vàng lướt qua bởi chén rượu đầy và tình người nồng hậu của các cô gái Thái mời gọi...

Các gian trưng bày, giới thiệu như một lát cắt của đời sống văn hóa tinh thần của người Thái bởi ở đó còn có những cuốn sách về chữ Thái cổ, những chiếc trống làm bằng da động vật còn khá thô sơ, chiếc chày đá, cối đá hay chiếc áo quan được gìn giữ từ thời Pháp thuộc... Sản phẩm trưng bày không thể thiếu là dụng cụ quay tơ, dệt vải bởi nó gắn chặt với đời sống và thói quen sinh hoạt của dân tộc Thái. Mỗi tấm vải, chiếc khăn còn là tiêu chí đánh giá giá trị của người phụ nữ Thái trước khi về nhà chồng. Ngoài ra, các dụng cụ lao động sản xuất hay đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt, các nông sản làm nên “đặc sản” vùng miền cũng được trưng bày và có thể trở thành một món hàng lưu niệm nếu du khách muốn mua về sử dụng hoặc làm quà biếu, tặng người thân như: nếp, miến dong, táo mèo khô, nấm linh chi, tam thất, kể cả đệm bông gạo, áo cóm, khăn piêu hoặc có thể là cây sáo, nhị hay cây đàn tính”.

Tái hiện không gian quay tơ dệt vải của đồng bào Thái.

Nhiều cụ ông, cụ bà vượt hàng trăm cây số đến với Lai Châu để được dự và “thưởng thức” bản sắc văn hóa Thái. Ấn tượng nhất là 30 cụ cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên) đến từ tỉnh Vĩnh Phúc đã không quản ngại vượt chặng đường xa xôi lên xem Ngày hội. Cụ ông Nguyễn Văn Lợi cho biết: “Biết đến Lai Châu qua những màn múa xòe, điệu đàn tính, song hôm nay mới được tận mắt nhìn thấy cây đàn tính.

Trong khuôn khổ Ngày hội, rất nhiều hoạt động đồng loạt diễn ra như: trình diễn trang phục dân tộc Thái, trình diễn múa xòe, múa sạp, giới thiệu “câu chuyện gia đình dân tộc Thái” thông qua không gian trưng bày của Viện Bảo tàng Văn hóa Việt Nam. Trong thời đại của nhạc dance, hip hop thì điều làm cho lòng người lắng lại và muốn tìm về vẫn là những nét văn hóa xưa cũ như điệu múa xòe, múa sạp của người Thái hôm nay. Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu rộng lớn nhưng cũng trở nên chật chội khi những điệu múa xòe uyển chuyển; những đôi chân múa sạp nhịp nhàng thu hút, lôi kéo người chơi. “Điệu xòe/điệu xòe có tự bao giờ/Mà vẫn mê say như thuở nào/Chân đi nhịp nhàng mà sao bối rối/Tay trong tay đêm nay/Lòng xao xuyến bồi hồi/Em lung linh trong điệu xòe/Để lại hơi ấm bàn tay...”. Không kể già hay trẻ, lớn hay bé, nam hay nữ, khi điệu nhạc nổi lên, vòng tròn của những bàn tay đan lại thì mọi khoảng cách trở nên vô nghĩa, điều còn lại duy nhất chính là tình người rộng mở.

Phụ nữ Thái Lai Châu chơi trò Tó má lẹ.

Những màn thi đấu nảy lửa ở các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Thái, như: đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, đánh cù, tó má lẹ... Vượt ra ngoài sự giao lưu, học hỏi, những màn thi đấu trở nên hấp dẫn, kịch tính bởi lẽ tính cách người Thái đã vào cuộc là chơi hết mình, thi đấu hết mình như chính bản năng trường tồn của đồng bào Thái chỉ ưa sống dọc theo những con sông, suối.

Lần đầu tiên được tổ chức song Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái đã rất thành công, khép lại trong hương rượu nồng nàn, vòng xòe đoàn kết, tình người thêm gắn bó và những giá trị văn hóa độc đáo được gìn giữ và phát huy. Ngày hội cũng là dịp để đồng bào Thái giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình góp phần tạo nên sự đa dạng trong sắc màu văn hóa của con người Việt Nam.

Thu Trang
Bình luận
Back To Top