Vài nét về văn hóa Thái

00:00 - Thứ Sáu, 02/01/2015 Lượt xem: 1186 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Mới đây, từ ngày 26 đến 28/12/2014, tại thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu), lần đầu tiên Ngày hội văn hóa dân tộc Thái - Việt Nam đã diễn ra với sự tham gia của 8 tỉnh có tộc người Thái sinh sống: Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và Điện Biên. Thêm một lần bản sắc văn hóa dân tộc Thái được tôn vinh, được khơi dậy trong sự đa dạng của cộng đồng các dân tộc việt Nam...

Nói đến văn hóa Thái nói riêng và tộc người Thái nói chung, hiển nhiên chúng ta nghĩ đến địa bàn Tây Bắc với khái niệm “vùng di sản văn hoá Tây Bắc” - xứ sở của hoa ban kiều diễm, của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, của vùng núi rừng trùng điệp và hùng vĩ có ngọn núi Phan Si Păng cao 3.034m; có cao nguyên Mộc Châu mênh mông; có cánh đồng lòng chảo nổi tiếng đã đi vào thơ ca dân gian: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”; có con sông Đà với trữ lượng điện năng vô tận...

Bản của người Thái thường dựng ở chân núi, cư trú theo kiểu mật tập. Các nhà trong bản dựng rất gần nhau, giữa các nhà chỉ có lối đi lại chứ không có vườn tược như của các dân tộc Tày, Nùng vùng Việt Bắc. Nhà của người Thái làm bằng gỗ, tre, nứa, gianh, có 2 mái chính chạy dọc và 2 mái phụ chạy ngang; trên đầu hồi chái nhà người Thái đen có bộ khau cút. Sàn nhà cao chừng 1,8m - 2,0m, có 2 cầu thang lên nhà từ 2 phía đầu hồi gọi là chán và quản. Khách quen là đàn ông và người nhà thường lên theo đầu quản; còn khách lạ và phụ nữ thường lên thang bên đầu chán. Trong nhà, việc bố trí chỗ ở theo một nguyên tắc chặt chẽ. Tính từ đầu quản sang đầu chán, dọc theo vách phía sau là chỗ để thờ, tiếp đến là chỗ ngủ của bố mẹ; chỗ ngủ của con gái lớn và vợ chồng trẻ ở cuối dãy. Con trai lớn trước khi đi lấy vợ, ngủ ở quản. Giữa nhà, chạy dọc từ cửa này sang cửa kia có 2 cái bếp. Bếp đun nước, sưởi ấm và tiếp khách nam giới ở đầu quản; bếp nấu ăn, nấu cám lợn đặt ở đầu chán, đồng thời đây là nơi tiếp khách nữ.

Tiếng Thái thuộc ngữ hệ Tày - Thái, cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Tày - Nùng, gần với tiếng Lào và Thái Lan và là thứ tiếng phổ thông ở vùng thấp Tây Bắc. Tiếng Thái đã phát triển đến trình độ có chữ viết riêng. Chữ Thái có nguồn gốc từ chữ Phạn cổ (ấn Độ). Từ xa xưa, tiếng Thái cổ được dùng để ghi chép các gia phả, thần phả, văn học dân gian... Tín ngưỡng người Thái thuộc tín ngưỡng nguyên thuỷ, tin vào đa thần. Đồng bào quan niệm người ta có đến 80 hồn, gồm 30 hồn đằng trước và 50 hồn đằng sau (xam xíp khoăn mang nả, hả xíp khoăn mang lăng). Người chết chỉ chết về thể xác, còn phần linh hồn thì sống mãi với con cháu, tổ tông. Xã hội người Thái cổ truyền có các thầy cúng, chuyên chữa bệnh cho người ốm theo cách điều âm binh đi đánh đuổi ma tà. Họ nói con “phi luông” là thứ ma độc ác nhất chuyên làm hại con người. Trong 1 năm, người Thái có nhiều lễ xên bản, xên mường, mục đích chính là cúng cầu đất trời thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình yên. Các ngày lễ thường có các hội vui chơi ném còn, hái hoa, múa hát. Con gái Thái nổi tiếng đẹp người lại múa dẻo và điệu xòe hoa được coi là “linh hồn” của dân vũ Thái..

Vốn văn nghệ dân gian Thái hết sức phong phú. Những truyền thuyết được ghi lại thành văn như các truyện: Xống chụ xon xao, Khun lú nàng ủa, ý nọi nàng sưa, Tản chụ xống xương... trở thành những di sản văn hoá vô giá và hết sức độc đáo. Làn điệu dân ca Thái được mô tả qua tiếng khắp mượt mà, sâu lắng, được các nhạc cụ: Tính tẩu, nhị, sáo... nâng cánh bay bổng. Các vũ điệu: Múa sạp, múa nón, múa khăn, múa kếp phắc, múa bật bông... làm mê đắm lòng người; nhất là với những khách du lịch lần đầu lên Tây Bắc, lần đầu được chiêm ngưỡng các vũ nữ Thái duyên dáng trong trang phục khăn piêu, xửa cỏm với những đường cong hoàn hảo, tuyệt mỹ và gợi cảm...

Kiều Trinh
Bình luận
Back To Top