Truyền dạy văn hóa phi vật thể cho dân tộc Pu Péo và Si La

00:00 - Thứ Tư, 07/01/2015 Lượt xem: 1414 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Ðể bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho hai dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người tại tỉnh Lai Châu và Hà Giang đã đạt được hiệu quả thiết thực.

Hoạt động này nhằm từng bước sưu tầm, khôi phục và gìn giữ, bảo tồn giá trị nhân văn trong nghi lễ tín ngưỡng, phát huy truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc Pu Péo và Si La, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam bền vững, nhất là văn hóa các dân tộc ở hai tỉnh Lai Châu và Hà Giang. Thông qua các lớp học, chương trình động viên đồng bào dân tộc Si La, Pu Péo hai tỉnh trong việc tự bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc mình, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc...

Dân tộc Pu Péo ở Hà Giang.

Hai lớp học vừa mở tập trung truyền dạy những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ cúng, lễ mừng nhà mới... truyền thống của dân tộc Pu Péo, tại xã Phố Là, huyện Ðồng Văn (Hà Giang) và truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Si La, tại xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu). Bộ VHTT&DL giao cho Sở VHTT&DL hai tỉnh Hà Giang, Lai Châu thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch: Các sở chủ trì phải có các điều kiện mở lớp truyền dạy; địa điểm, âm thanh, ánh sáng...; thống kê và mời các nghệ nhân, học viên tham dự lớp truyền dạy; phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc thuộc Bộ VHTT&DL xây dựng báo cáo, tư liệu, hiệu quả... trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong thời gian đào tạo, mỗi lớp học có khoảng từ 40 đến 50 học viên, do chính các nghệ nhân của cộng đồng truyền dạy cho các thanh, thiếu niên của dân tộc bản địa, từng bước khôi phục và góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống của các dân tộc, nhất là các dân tộc có số dân ít người nhất trên địa bàn. Ðây là hai mô hình thí điểm, nếu đạt hiệu quả sẽ nhân rộng đến các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

Theo Nhân dân
Bình luận
Back To Top