“Tiếp lửa” cho di sản văn hóa phi vật thể

00:00 - Thứ Sáu, 09/01/2015 Lượt xem: 1074 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Hội đồng cấp tỉnh vừa xét chọn 9 cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất, năm 2015. 9 cá nhân được xét tặng lần này là những người đã miệt mài với đam mê lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và “tiếp lửa” cho các thế hệ mai sau.

Trong căn nhà gỗ nằm bên sườn đồi bản Huổi Lếch, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, hình ảnh ông Giàng A Sử cặm cụi làm khèn Mông rất đỗi quen với người dân nơi đây. Am hiểu văn hóa dân tộc Mông, ông Sử còn là nghệ nhân chế tác và truyền dạy kỹ thuật chế tác khèn Mông, sáo Mông cho nhiều người.

Ông Giàng A Sử chế tác khèn Mông.

Hồi tưởng lại thời gian bắt đầu học nghề, ông Giàng A Sử, chia sẻ:  Phần lớn thời gian trong cuộc đời ông là để tìm hiểu và học cách làm khèn. Ngày còn là cậu bé lên năm ông Sử đã rất ngưỡng mộ người cùng bản tên Giàng A Chinh. Ông Chinh là người làm khèn Mông rất giỏi, tiếng khèn của ông trong ngần như tiếng suối, vang vọng như tiếng gọi dưới thung sâu khiến ai nghe đều phải đắm say. Nghe âm thanh ấy, ông Sử cũng “trót yêu” cây khèn Mông cùng với nét đẹp văn hóa dân tộc, nên mượn khèn về làm mẫu để làm. Với sự khéo léo, ham học hỏi, ông Sử đã trở thành người làm khèn giỏi nhất ở Huổi Lếch. Thời gian đầu, ông làm khèn vì yêu và thích song sự miệt mài, chịu khó học hỏi với tất cả lòng đam mê đã mang lại cho ông thành quả tích cực. Tiếng lành đồn xa, những cây khèn Mông tinh tế, chuẩn về âm sắc đã lan rộng sang các vùng khác khiến ngày càng nhiều người tìm đến ông Sử để đặt làm khèn.

Đến nhà của ông Giàng A Sử, ai nấy đều ấn tượng bởi phần lớn không gian ngôi nhà dành để trưng bày những “đứa con tinh thần”. Mỗi lần làm ra chiếc khèn ưng ý, ông lại treo cẩn thận lên giá và thường xuyên lau chùi. Ngôi nhà của ông còn trở thành lớp học luôn sẵn sàng chào đón những ai muốn học cách làm khèn. Ngoài những thanh niên trong bản, ông còn có học trò đặc biệt khác là con trai. Đến nay, anh Giàng A Khai (con trai ông) cũng là một trong những người được ông “tiếp lửa” và trở thành người làm khèn giỏi... Ông Giàng A Sử, chia sẻ: Dù tuổi cao sức yếu, mắt cũng mờ nhưng ngày nào bàn tay ông còn nhanh nhẹn, linh hoạt thì ông vẫn tiếp tục làm những chiếc khèn Mông, góp phần giữ gìn nét văn hóa cho dân tộc.

Chúng tôi tìm đến nhà ông ông Mào Văn Ết, tổ dân phố 6, phường Thanh Trường, T.P Điện Biên Phủ. Trong số 9 cá nhân được tỉnh đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” thì ông Ết là người còn nắm giữ thể loại diễn tấu, hát dân ca Thái trắng và chế tác nhạc cụ đàn tính và nhị. Từ ngày còn niên thiếu, được ông nội và bố truyền dạy, ông Ết đã hun đúc lòng yêu nghề. Những năm tiếp theo, ông học đàn ở mức độ cao hơn từ cách lên dây, di chuyển, bấm, rê và vuốt ngón đối với tay trái; tay phải lại kết hợp nhịp nhàng sao cho 2 hoặc 3 dây phát tiếng âm thanh trong, vang, ấm. Không chỉ vậy, ông còn say mê hát những làn điệu dân ca và chế tác nhạc cụ… Vốn đánh đàn tính khá, diễn tấu thành thạo, thời ấy, ở xã Mường So, huyện Phong Thổ có nhiều người chơi đàn tính. Ông mạnh dạn tiếp cận để học từ nhiều thợ giỏi. Vừa học vừa làm, ông Ết đã để lại ấn tượng tốt và có tiếng vang trong vùng. Ông được mời đến các cuộc vui, đệm đàn cho đám hát đối nam nữ trong các ngày lễ tết. Mỗi lần được phục vụ các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa dân tộc, ông càng thêm say mê hơn với nghề.... Thành công bao nhiêu, ông càng trăn trở về việc giữ gìn và truyền dạy nghề cho các thế hệ con cháu bấy nhiêu. Lớp thanh niên trong bản ít ai mặn mà với những làn điệu dân ca của dân tộc và ham học cách làm đàn tính, đàn nhị. Trong các cuộc vui, những làn điệu dân tộc thay thế dần bằng loại nhạc dàn inh tai, điệu nhảy chướng mắt. Thấy vậy, ông thường xuyên động viên con cháu trong gia đình tham gia học trước để những người đam mê “truyền lửa” cho người khác trong bản. Cứ thế, con cháu ông có nhiều người làm đàn tính giỏi, hát dân ca hay và nhiều bạn bè của họ dần dần cũng trở thành người “say” những văn hóa truyền thống của dân tộc ấy. Đến nay, ông Ết đã truyền dạy được 48 người, họ đều có lòng đam mê với đàn tính và làn điệu dân ca Thái trắng. Cùng với việc truyền dạy cho các thế hệ con cháu, ông tích cực tham gia xây dựng Đội văn nghệ bảo tồn dân ca, dân vũ dân nhạc tại xã Hua Thanh, huyện Điện Biên. Đến nay, 25 diễn viên không chuyên của đội đã dàn dựng, phục dựng 20 tiết mục ca, múa, nhạc các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch xét tặng danh hiệu trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các cá nhân lập hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến tại cộng đồng. 50 hồ sơ của cá nhân trên khắp địa bàn tỉnh đã được tiếp nhận trong việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để đề nghị xét tặng. Trong đó, 9 hồ sơ đã được cấp tỉnh đề nghị xét tặng danh hiệu. Trong đó, 2 người ở T.P Điện Biên Phủ, 2 người ở huyện Điện Biên, 2 người ở huyện Mường Nhé, 1 người ở huyện Tủa Chùa, 2 người ở T.X Mường Lay. Bà Dương Thị Chung, Phó phòng Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Trên thực tế, không phải người nào nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể cũng có điều kiện tham gia các sự kiện để có tài liệu minh chứng về thành tích, giải thưởng. Do vậy, việc xét tặng cũng linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Đây không chỉ là cơ hội xét chọn và tôn vinh những cá nhân đang nắm giữ giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở các lĩnh vực mà còn “góp lửa” để những người như ông Giàng A Sử, Mào Văn Ết... tiếp tục truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.

Không lâu nữa, Điện Biên sẽ đón thêm nhiều danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” mới. Nhưng hơn tất cả là niềm đam mê, tình yêu dành cho di sản văn hóa phi vật thể trong lòng các nghệ nhân vẫn vẹn nguyên cùng thời gian, để ngọn lửa ấy được truyền lại cho các thế hệ.

Đức Kiên
Bình luận
Back To Top