Xử lý biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp: “Lộ trình” còn dài

00:00 - Thứ Ba, 13/01/2015 Lượt xem: 1203 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Ngày 12-1, tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL sơ kết 5 tháng thực hiện Công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL, ngày 8-8-2014, về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Ý kiến thẳng thắn của các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa tại hội nghị đã phần nào gợi mở "đáp án" cho bài toán di dời hiện vật...

Di dời hàng trăm hiện vật không phù hợp

Theo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật nước ngoài trong các di tích nói chung, các cơ quan, công sở nói riêng diễn ra tràn lan khoảng 20 năm trở lại đây khiến nhận thức về văn hóa truyền thống của một bộ phận không nhỏ người dân bị sai lệch; nhiều di tích lịch sử, trụ sở làm việc, nhà dân chịu sự "tấn công" của văn hóa ngoại lai… Trước tình trạng đó, Bộ VH-TT&DL có công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL với chủ trương "dọn dẹp" văn hóa ngoại lai.

Những linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam cần được loại bỏ khỏi di tích lịch sử văn hóa, nơi công cộng...

Đến thời điểm này, Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của các biểu tượng, sản phẩm, linh vật Việt cũng như tác hại của văn hóa ngoại lai, vận động di dời thành công 146 sư tử đá cùng nhiều hiện vật không phù hợp ra khỏi di tích. Tỉnh Hưng Yên cụ thể hóa các nội dung của công văn 2662 bằng hàng loạt văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý di tích…

Cùng với triển lãm giới thiệu mẫu linh vật Việt do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, nhiều cá nhân tích cực tham gia phong trào chống lại sự thâm nhập của văn hóa ngoại lai theo sự hiểu biết và cách cảm nhận riêng. Điển hình, em Nguyễn Trí Quang (17 tuổi) ở Hà Nội đã thực hiện số hóa gần 100 tượng linh vật Việt và đưa lên trang VR3D.VN hơn 60 hình ảnh không gian 3 chiều, nhằm phục vụ công tác tìm hiểu, nghiên cứu của công chúng; nhà điêu khắc Trần Thanh Tùng (Chủ tịch Hội quán Di sản) và Nguyễn Văn Vũ (Công ty điêu khắc Liên Vũ) đã chép một số mẫu tượng linh vật truyền thống để nghiên cứu chế tác mẫu linh vật mới phù hợp với văn hóa của người Việt. Mẫu linh vật đầu tiên về hình tượng nghê mô phỏng nghê Việt thế kỷ XVII ở đền thờ Lê Thánh Tông, Thọ Xuân (Thanh Hóa) do Công ty điêu khắc Liên Vũ chế tác chưa hoàn thành đã nhận được nhiều đơn đặt hàng.

Cần ứng xử mềm dẻo, linh hoạt

Thực tế cũng cho thấy, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được biểu tượng, hiện vật ngoại lai khác các sản phẩm truyền thống ở chỗ nào. Chính một số người cung tiến và tiếp nhận hiện vật cũng không hiểu được giá trị, ý nghĩa của hiện vật cho dù hiện vật đó thực sự không phù hợp. Đáng chú ý, Bộ VH-TT&DL dù đã đưa ra chủ trương đúng đắn nhưng lại chưa có giải pháp khả thi để xử lý hiện vật không phù hợp sau khi di dời, buộc các địa phương phải "tùy cơ ứng biến". "Chủ trương đã rõ, điều chúng tôi quan tâm hơn là hiện vật sau khi di dời phải đưa đi đâu, ra nghĩa trang, ra bãi hay lấp đi? Chúng tôi mong muốn Bộ VH-TT&DL sớm có hướng dẫn cụ thể" - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nam Lê Xuân Huy phản ánh.

Đồng quan điểm, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Trương Minh Tiến cho biết: "Hà Nội đi tiên phong trong công tác di dời hiện vật lạ nhưng cũng chưa định hướng được sẽ chuyển sản phẩm, linh vật không phù hợp đi đâu. Hiện tại, có địa phương mang chôn xuống đất, nơi đưa ra nghĩa trang, nơi đập bỏ, nơi trả về cho người cung tiến, nơi chưa làm gì. Tuy chúng tôi đã và đang khuyến khích các địa phương căn cứ tình hình thực tế để xử lý cho phù hợp nhưng nếu thiếu một giải pháp chung thì e rằng việc xử lý hiện vật lạ khó triệt để.

Từ kinh nghiêm thực tế, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Đà Nẵng Nguyễn Hữu Chiến chia sẻ: "Thực hiện công văn 2662, Đà Nẵng không biết phải xử lý thế nào với 4.500 cặp tượng sư tử đá đã thành "hình hài". Sau thời gian nghiên cứu, chính những người thợ làng nghề đá Non Nước đề xuất sửa 4.500 cặp tượng sư tử thành các linh vật Việt, cặp nào không sửa được thì xay thành bột đá và đúc lại. Theo tôi đây là một trong những phương án khả thi, đỡ lãng phí. Để giải quyết tận gốc, Đà Nẵng đang tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu tượng thuần Việt. Mẫu tượng nhận được sự đánh giá cao của Hội đồng giám khảo sẽ được sử dụng làm mẫu cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh". Ở góc độ khác, anh Nguyễn Quang Vũ, Trưởng nhóm nghiên cứu linh vật Việt ở làng Ninh Vân (Ninh Bình) cho hay, chúng tôi dự kiến năm 2015 sẽ sáng tạo ra các sản phẩm thật sự có chất lượng, đúng với thuần phong mỹ tục. Chúng tôi sẽ tham khảo những linh vật cổ của Việt Nam, đắp lại bằng mẫu đất, sau đó lấy ý kiến của các nhà chuyên môn trước khi sản xuất". Còn nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ (Công ty điêu khắc Liên Vũ) có sáng kiến giảm giá thành, góp phần đưa linh vật Việt sớm trở lại với đời sống văn hóa Việt.

Đặt trong tình hình thực tế, những "kế hay" của các tổ chức, cá nhân không phải không có lý… Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên, "lộ trình" để đưa biểu tượng, linh vật không phù hợp ra khỏi đời sống của người dân còn dài. Bộ VH-TT&DL khuyến khích sự sáng tạo của các địa phương song cũng cần sự linh hoạt cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Theo Hanoimoi
Bình luận
Back To Top