Mai một bản sắc văn hóa Phù Lá

00:00 - Thứ Hai, 19/01/2015 Lượt xem: 1313 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Bản Khua Trá (xã Phình Sáng, Tuần Giáo) có 81 hộ, 400 nhân khẩu, trong đó 15 hộ, 82 nhân khẩu là người Phù Lá. Ông Sùng Súa Lẩu, người cao tuổi trong cộng đồng người Phù Lá, bản Khua Trá, cho biết: Người Phù Lá ở bản hiện nay chỉ còn giữ lại được tiếng nói và trang phục dân tộc, còn các nét sinh hoạt văn hóa và nghi lễ truyền thống như: Lễ cúng cơm mới, lễ hội quét bản, các tập tục truyền thống ngày tết… không còn được bảo tồn.

Do sinh sống chung với cộng đồng người Mông, có sự giao thoa về văn hóa, khiến cho các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Phù Lá dần bị mai một. Các phong tục trong ngày lễ, tết dần bị ảnh hưởng của người Mông như: Giã bánh giày, dán giấy đỏ lên dụng cụ lao động trong 3 ngày tết… khiến cho thế hệ trẻ Phù Lá không biết về các phong tục truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, thầy mo, người già trong bản qua đời nhưng không có người kế thừa thực hiện nghi lễ, nên các lễ hội truyền thống của người Phù Lá cũng mất dần theo thời gian.

Phụ nữ Phù Lá bản Khua Trá trong trang phục truyền thống.

Hát kể là loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Phù Lá được lưu truyền theo hình thức dân gian, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Với lối hát tươi vui độc đáo cùng với các nhạc cụ truyền thống như trống da trâu, khèn, sáo… hát kể thường được sử dụng trong đám cưới truyền thống. Lời hát kể còn phản ánh những sinh hoạt đời thường, tình cảm đôi lứa, vợ chồng… mang đậm bản sắc dân tộc Phù Lá. Nhưng nay, theo ông Lẩu, trong số những người già của bản chỉ có duy nhất cụ bà Ảng Thị Sáng lưu giữ được một vài lời hát, còn lớp trẻ không biết đến hoặc ít mặn mà với loại hình này, khiến hát kể Phù Lá đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tuần Giáo, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện Tuần Giáo chỉ còn một số ít người Phù Lá sinh sống tại bản Khua Trá, xã Phình Sáng. Khó khăn nhất trong việc bảo tồn các nét văn hóa đặc trưng cho người Phù Lá là số lượng người Phù Lá còn ít, trình độ dân trí thấp, bản lại ở xa trung tâm. Do người Phù Lá không có chữ viết riêng, việc lưu truyền cách thức tiến hành nghi lễ, lễ hội truyền thống… chủ yếu là truyền miệng, người dân chưa có ý thức bảo lưu, chuyển giao nét văn hóa dân tộc mình cho thế hệ kế cận nên khi thầy mo, người cao tuổi mất đi không có người thực hiện các lễ nghi truyền thống. Bên cạnh đó, theo tập tục của người Phù Lá, dù dân số ít nhưng người cùng họ không được phép lấy nhau, nhiều người Phù Lá kết hôn với người Mông nên không tránh khỏi sự giao thoa văn hóa giữa 2 dân tộc. Để bảo tồn văn hóa truyền thống người Phù Lá ở Khua Trá, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tuần Giáo nhiều lần cử cán bộ chuyên môn xuống gặp người cao tuổi trong bản tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc để ghi chép, tổng hợp thành hệ thống văn bản. Đồng thời, Phòng đặt một số hộ dân làm bộ trang phục truyền thống của người Phù Lá, cùng với người dân khôi phục lại loại hình sinh hoạt văn hóa hát kể truyền thống. Hiện nay, Phòng đang xây dựng đề án, kế hoạch phục dựng lễ hội quét bản của người Phù Lá.

Đứng trước nguy cơ mai một bản sắc, không phải ai khác mà chính người dân Phù Lá ở Khua Trá trước hết cần có ý thức giữ gìn truyền thống của dân tộc mình, phát huy vai trò của mỗi người dân trong việc duy trì, phục dựng các lễ nghi truyền thống dân tộc. Đồng thời, để bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc Phù Lá cũng cần sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, các cấp, ngành và của toàn xã hội.

Bài, ảnh: Mai giáp
Bình luận
Back To Top