Khó khăn trong khôi phục lễ hội Kin Pang Then ở Mường Lay

00:00 - Thứ Sáu, 23/01/2015 Lượt xem: 1742 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Kin Pang Then tức là ăn mừng lễ tạ ơn trời. “Then” ở đây là thầy mo được quan niệm là cao tay hơn cả và là người của trời cử xuống trần gian để cứu giúp người khỏi bị ốm đau, bệnh tật và có khả năng giao tiếp với thần linh. Lễ hội Kin Pang Then là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của người Thái trắng.

Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh mà còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật; đồng thời giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, xây đắp khối Đại đoàn kết cộng đồng. Do đó, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này rất cần được gìn giữ và phát triển. Thị xã Mường Lay đã có định hướng sẽ khôi phục, gìn giữ và phát triển nét văn hóa độc đáo này ở cấp thị, cấp xã, phường.

Thầy cúng làm lễ cầu những điều tốt đẹp đến với dân bản trong lễ hội Kin Pang Then của dân tộc Thái, huyện Mường Chà. Ảnh minh họa: Nguyễn Hiền

Lễ hội Kin Pang Then được thực hiện bởi ông hoặc bà chủ Then cùng các con nuôi và nhân dân trong và ngoài bản cùng tham dự. Bằng lối hát truyền thống cùng với nhiều lễ thức phản ánh hiện thực đời sống trong đồng bào dân tộc Thái trắng, ông hoặc bà Then cầu cúng cho dân bản một năm có nhiều điều tốt đẹp, mạnh khỏe, no ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ hội đã được phục dựng ở thị xã Mường Lay nhưng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa này còn nhiều điều phải trăn trở. Theo bà Trần Thị Hương Giang - Trưởng phòng Văn hóa TX Mường Lay thì hát Then (hát cúng) là linh hồn của lễ hội Kin Pang Then. Do đó, để gìn giữ và phát triển được lễ hội này thì phải có người kế tục việc hát then. Trong khi đó, ngôn ngữ, giai điệu của các bài then trong lễ hội rất khó, không phải ai cũng biết và không phải ai cũng học được. Do đó, việc tìm người để kế tục cũng đã khó chứ chưa nói đến quá trình truyền đạt cách hát, nội dung hát cũng đòi hỏi những khó khăn nhất định. Trao đổi với nghệ nhân hát then Vàng Văn Thức ở phường Na Lay (thị xã Mường Lay), được biết: Việc truyền dạy hát then không phải lúc nào cũng thực hiện được. Chỉ có thể vào buổi đêm, thậm chí có khi phải là 12 giờ đêm. Nội dung thì không thể soạn sẵn hay chuẩn bị trước, mà chỉ khi thỉnh trời (làm lý), trời phát ra thế nào, cảm nhận được đến đâu thì truyền dạy đến đó. Việc truyền dạy lại chỉ có thể là truyền miệng nên điều này không phải ai cũng làm được, học được, bởi nó phải có yếu tố tâm linh trong đó.

Mặt khác, giới trẻ hiện nay vốn đã thiếu hiểu biết hoặc hiểu không đúng về một số nét của lễ hội văn hóa truyền thống này, lại thêm việc họ không hứng thú trong tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Trong khi đó, để tiếp nhận, kế thừa được giá trị văn hóa đặc sắc này không chỉ đòi hỏi sự hiểu, biết, mà còn cần có cả tấm lòng.

Ngoài hát then, hát cúng, việc duy trì những nét độc đáo của người Thái trắng trong nếp sống văn hóa truyền thống thường ngày  cũng là cách để duy trì, gìn giữ giá trị văn hóa của Kin Pang Then. Bởi trong lễ hội này, đặc biệt là trong phần hội phản ánh khá đầy đủ hiện thực đời sống văn hóa của người Thái trắng. Nhưng hiện nhiều gia đình người Thái trắng ở Mường Lay đã có sự “Kinh hóa” cả trong ngôn ngữ cũng như trang phục và sử dụng phương tiện, đồ dùng sinh hoạt. Đây chính là điều lo ngại đối với việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở Mường Lay nói chung, lễ hội Kin Pang Then nói riêng.

Lê Dung
Bình luận
Back To Top