Mẹ kể bé nghe

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...”

00:00 - Thứ Sáu, 30/01/2015 Lượt xem: 1445 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Trong rừng sâu hươu sao khát nước, nó tìm được một cái hồ nước trong vắt và đầy ăm ắp. Từ trên bờ, nó vươn cái cổ dài ngoẵng xuống hồ, khoan thai thưởng thức cho đã cơn khát mấy ngày qua từng làm nó khô cả họng. Chợt trông thấy bóng mình dưới nước, hươu lấy làm tự hào về cặp sừng cong vút với những cái gạc sắc nhọn như vũ khí phòng thân. Nhưng rồi nó lại giận cái vóc dáng mảnh mai của đôi chân, nó nghĩ: “Phải chi đôi chân của mình ngắn lại một chút cho cân đối hơn? Phải chi đôi chân của mình to ra một chút nữa chắc sẽ đẹp hơn?”.

Bất ngờ, một mãnh hổ từ đâu ầm ầm lao tới. Con hươu tội nghiệp co cẳng chạy thục mạng, nhờ đôi chân dài và nhanh như gió, nên mỗi lúc hươu càng bỏ xa kẻ săn mồi dữ tợn. Cuộc rượt đuổi diễn ra trên đồng không mông quạnh thì không sao, nhưng đến đoạn cùng đường, hươu chạy vào một khu rừng rậm. Đang chạy, bỗng cặp sừng của hươu vướng vào một bụi cây, nó cố giãy giụa hết sức mà vẫn không sao thoát ra được. Lúc cái cổ bị kẹp cứng trong hàm răng sắc nhọn của con hổ, một triết lý ân hận muộn màng chợt đến với hươu: “Thật không công bằng chút nào. Cái thường ngày ta thất vọng vì nó, thì lúc lâm chung nó lại giúp ta thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù. Còn cái mà ta luôn lấy làm hãnh diện, thì chính nó lại khiến ta bại vong!”.

Lẽ thường ở đời, cái đẹp không hẳn bao giờ cũng tốt và cái xấu nếu biết phát huy, khai thác đúng cách, vẫn có thể cho hiệu quả bất ngờ. Sự hào nhoáng bởi hình thức bên ngoài nhiều khi đánh lừa cảm giác con người, không ít trường hợp, thậm chí còn để che đậy bản chất xấu xa, những mưu đồ đen tối bên trong. Tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn // Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người...”, ngụ ý sâu xa là như vậy. Hãy tìm đến lòng chân thành chứ không phải ở sự vuốt ve, mơn trớn một cách vụ lợi. Sự ngay thẳng không chỉ đôi khi mà rất nhiều khi làm ta khó chịu, thậm chí bực tức, song đó là liều “thuốc đắng giã tật”. Ai không dám nghe lời nói thẳng cũng đồng nghĩa với không nhận được những thông tin trung thực và như vậy, không thể điều chỉnh hành vi, lối sống, cách hành xử. Với các nhà quản lý thì việc không được nghe những thông tin trung thực còn nguy hại hơn nhiều. Hậu quả không chỉ cá nhân nhà lãnh đạo gánh chịu mà còn gây hại cho cả tập thể, cơ quan, đơn vị, địa phương... mà người đó trong vai trò lãnh đạo...

 

Thu Nguyệt
Bình luận
Back To Top