Năm Mùi kể chuyện Dê:

Ăn “lá chết” để... sống

00:00 - Thứ Năm, 05/02/2015 Lượt xem: 4732 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Trong một giáp gồm 12 giống vật thì con dê (Mùi) là loài thứ 8, xuất hiện “bình đẳng” với giống hổ (Dần) vốn được mệnh danh là “chúa sơn lâm”; nhưng cũng chỉ “cùng chiếu” với giống chuột (Tý), là loài báo hại cần phải bị “tru di” cho đến khi tuyệt chủng.

Dê có 2 loại, dê hoang dã trên rừng gọi là sơn dương (dê núi). Sơn dương nặng từ 70kg - 80kg (cá biệt có con trọng lượng tới một tạ), di chuyển nhanh như tên bắn. Đặc biệt tài nghệ leo núi của sơn dương thì thật cừ khôi, ngay cả những vận động viên leo núi siêu hạng cũng phải “kính nhi viễn chi”! Trên vách đá cheo leo dốc bao nhiêu độ không cần biết, sơn dương đứng như “đóng đinh” vào sườn núi nhờ bộ móng guốc “đặc dụng” với thứ “công năng” tuyệt hảo. Các bước di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt, đẹp như làm xiếc và chính xác như được lập trình. Nhiều lúc, để tranh giành trái tim của “người đẹp bốn chân”, những cuộc tỉ thí giữa các “chàng” dê diễn ra ngay trên vách đá chênh vênh. Tiếng những cặp sừng va vào nhau lách cách như tiếng binh khí trận mạc thời trung cổ. Trong khi bụi cuốn sa trường, đá rơi lịch kịch, cây cỏ giập nát bởi trận thư hùng của hai kẻ tình địch “râu quặp”; thì “người đẹp” đã lặng lẽ chuồn sang một sườn núi khác khoan thai gặm cỏ, thỉnh thoảng lại tấu lên khúc tình ca “be...be...” đơn điệu, cũ kỹ nhưng đầy quyến rũ.

Dê là loài vật duy nhất ăn loại “lá chết” mà vẫn sống.

Loài dê mà nông dân tỉnh ta vẫn nuôi là dê nhà, thân nhỏ, cân nặng chỉ bằng khoảng một nửa trọng lượng dê rừng. Dê nhà là giống vật dễ nuôi, sống bầy đàn, ăn lá rừng và ăn rất khỏe. Dê nhà sinh sản khá nhanh, một năm tuổi đã có thể đẻ con, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa có từ 1-3 con. Thịt dê nhiều nạc, săn chắc, giàu chất bổ dưỡng, chế biến rất cầu kỳ, nếu không đúng cách sẽ có mùi gây khó chịu. Nậm pịa dê, lẩu dê, tái dê... là những món ăn ưa chuộng của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc.

Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người miền xuôi có thể chưa biết, đó là thuộc tính ăn lá độc của loài dê. Giữa hàng ngàn hàng vạn loại lá trên rừng, lá han (cây han) và lá ngón (cây ngón) là hai loại lá thật đáng sợ. Người nào đi rừng vô ý chạm vào lá han, chỗ da đó sẽ phồng rộp lên, buốt ngứa khủng khiếp. Nếu chạm nhiều, phần da ấy có thể bị mưng mủ và chảy máu do gãi. Với lá ngón còn nguy hiểm hơn nhiều, đó là thứ độc dược đầu bảng trong số các loài thảo mộc vùng nhiệt đới. Một thanh niên khỏe mạnh ăn liền lúc 3 chiếc lá ngón sẽ tử vong sau khoảng 1 - 2 giờ; nếu ăn kèm vài hạt muối hoặc chiêu thêm chút rượu trắng, thì chỉ trên dưới 1 giờ sau là vô phương cứu chữa. Tại địa bàn vùng cao, vùng sâu từng không ít trường hợp người dân dại dột tự tử bằng lá ngón (nhất là những cháu tuổi thiếu niên). Các loài động vật chuyên ăn cỏ với sức vóc to lớn như bò, ngựa, trâu và thậm chí cả voi... nói chung đều “kiềng mặt” hai loại lá này. Mặc dù vậy, với riêng họ hàng nhà dê thì đó lại là hai món... rau ghém khoái khẩu “độc quyền”, chúng có thể thưởng thức đến no mà vẫn cứ khỏe re!

Trong khi chờ đợi sự kiến giải của các nhà khoa học về hiện tượng kinh dị trên, thì loài dê đương nhiên vẫn xơi ngon lành cả lá “chết dở” (lá han) lẫn lá “chết thật” (lá ngón). Hơn nữa, chúng còn coi đó như một nhu cầu tất yếu để duy trì sự sống và phát triển giống nòi. Thật không thể hiểu nổi...

Song Sơn
Bình luận
Back To Top