Tản văn

Nồi nước thơm

00:00 - Thứ Sáu, 06/02/2015 Lượt xem: 1416 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Mệt nhoài vì mấy ngày ngược xuôi lo sắm Tết, tôi định thưởng cho mình một buổi chiều 30 để “tút” lại đầu tóc cho thật xinh. Đùng cái, cô em gái gọi với giọng lo lắng: “Chị ra ngay đi, mẹ làm sao ý”.

Chụp vội cái mũ lên đầu, tôi đi một lèo ra nhà mẹ. Mẹ tôi đây, tay bồng thằng cu Tít và mặt buồn rười rượi. Tôi chưa kịp hỏi điều gì thì cô em gái đã tua một tràng: “Đấy chị xem, nhà cửa như ý mẹ; bày ban thờ và cả bếp núc cũng xong vậy mà giờ còn mỗi mẹ cứ ngồi yên chẳng chịu làm gì. Nước thơm em đã đun rồi nhưng mẹ cứ ngồi ấy. Vợ chồng em nói thế nào mẹ cũng chẳng đoái hoài chi. Em có sai gì thì mẹ cũng nói với em một tiếng, Tết nhất đến nơi rồi mà thế này thì em biết làm sao...?”. Nói rồi, em tôi đứng trân trân nhìn mẹ vẻ dỗi hờn và chực khóc.

Mắt ngân ngấn lệ, mẹ lặng một hồi rồi chậm rãi: “Mẹ không sao cả, chỉ vì nhớ bố các con thôi. Nhớ những chiều 30 Tết và những việc làm ông ấy tất bật. Tắm nước thơm là thói quen bắt đầu từ ông ấy...”.

Mẹ chỉ nói được đến đấy thì bật khóc. Những giọt nước mắt nhớ thương mẹ nén vào lòng trong mấy năm qua vì mẹ lo, chị em tôi nhớ bố sẽ buồn. Mẹ lo cho chúng tôi nhưng đến giờ thì mẹ không kìm lòng được nữa, nỗi nhớ thương và ký ức về người chồng đang ở một nơi xa làm mẹ quay quắt buồn, quay quắt một niềm thương.

Đã 3 lần cái chiều 30 Tết bố xa nhà, 3 lần cái chiều 30 Tết chị em tôi và mấy đứa trẻ không được tắm nước lá thơm do tự tay bố nấu. Từ cái ngày tôi còn bé xíu nhưng đã được bố tập cho thói quen tắm nước lá thơm vào chiều tất niên nên cái mùi nước lá đã theo tôi đi suốt cuộc đời. Tôi vẫn nhớ dáng bố liêu xiêu trên những triền đồi ở khu Nghé Toong để tìm cho đủ 10 loại lá mang đủ hương thơm của đất của trời, của thiên nhiên hoang dã mà như bố vẫn nói là nó đủ để gột rửa bụi bặm trần ai. Tuổi lên mười chưa đủ để tôi hiểu điều bố nói, nhưng có một điều tôi cảm nhận rất rõ ràng là tình yêu đặc biệt bố chỉ dành cho những người bố yêu thương. Bởi tôi biết, có lần vì cố hái chùm hoa bưởi nở sớm để đủ vị nước thơm mà bố đã suýt đi mãi không về. Và cả cái lần đi đào cỏ mần trầu mà bố bị mảnh sành cứa ngang bàn chân, làm mẹ giận, bảo “Không cần tắm” nữa, đã đi vào ký ức tuổi thơ tôi.

Cứ như thế, năm này qua năm khác, tết này hết lại đến tết kia, bố vẫn một mình lụi cụi đi kiếm lá, rồi lại một mình sắp những nồi nước thơm cho chúng tôi vào chiều 30 Tết. Tắm xong cho mấy đứa cháu thì bố lại giục: “Cứ tắm cho thoải mái, bố vẫn đang đun nồi nước to”. Khuôn mặt bố mồ hôi lã chã, nhọ nhem, đôi bàn tay nhiều vết xước dọc ngang. Nhưng tôi hiểu trong thâm tâm bố rất vui.

Bố tôi là người như thế đấy. Người bình thường như bao người bình thường khác, người chẳng có gì ngoài tình yêu thương dành cho những người sống bên ông. Đời bố cũng “bão tố”, “phong ba”, cũng có khi bị người đời gọi kẻ “chẳng ra gì” nhưng với chúng tôi, bố vẫn mãi luôn là người cha yêu thương và đáng kính. Có bố, chúng tôi có tình yêu thương và hiểu được giá trị của tình thương là nguồn mạch nuôi dưỡng tâm hồn để chị em tôi hiểu được triết lý cần có để làm người: Yêu thương là bởi tâm hồn chứ không phải giàu sang hay phú quý; đừng đợi khi đầy đủ mới bắt đầu học cách yêu thương.

Điều ấy, bằng một cách rất tự nhiên, chị em chúng tôi học được từ ông!

Hạnh Chi
Bình luận
Back To Top