Chuyện xưa trong ký ức đàn bà Mông

00:00 - Thứ Hai, 09/02/2015 Lượt xem: 1374 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Sau mấy ngày đi trên những con đường gập ghềnh đá ở cao nguyên đá Tủa Chùa, tôi được nghe rất nhiều chuyện về tình đất tình người nơi đây. Kể cho tôi nghe quá khứ Tủa Chùa, nói cho tôi hay khó nhọc ngày hôm nay và cả ước mong những tháng ngày đang tới, chuyện của đàn bà Mông ở “Tả Chải” như dẫn tôi ngược về quá khứ ngày xưa...

Ngày xưa là cái ngày cách đây không biết bao nhiêu nghìn năm, ở một cái “bản to” – nghĩa của tên gọi Tả Chải (tức Tủa Chùa) có 7 dân tộc sống đoàn kết, gắn bó. Trong cái “bản to” ấy, người Tủa Chùa cần mẫn trên nương dưới ruộng, gần nhau qua từng câu hát và hiểu nhau qua mỗi vòng xòe. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng yên vui, như cây măng rừng mỗi năm một lần đội đất mà lên, như quả sơn tra lặng lẽ dâng cho đời cái vị chua chát đặc trưng. Thế rồi, vào một ngày đen tối đầu năm 1890, giặc bất ngờ tràn tới. Ngày cũng như đêm, chúng không chỉ đàn áp dã man và bóc lột tham tàn, kẻ địch còn thi hành chính sách chia rẽ vô cùng thâm độc, đưa người dân tộc này đến phá hoại làng bản, mùa màng của dân tộc khác. Hiểu rõ mưu đồ hiểm sâu của loài lang sói, các dân tộc Tủa Chùa đã kết thành một khối cùng đứng lên giữ bản giữ mường. Dưới sự chỉ huy của hai thủ lĩnh áo chàm là Chớ và Tính, đồng bào Mông và Dao ở Tủa Chùa đã liên tiếp nổi dậy chống lại các cuộc hành binh ăn cướp của kẻ thù.

Cuộc sống ấm no, đàn bà Mông Tủa Chùa có thời gian thêu khăn hoa áo váy.

Kể lại những vất vả, khổ đau thế hệ ông cha và bao lớp người Tủa Chùa đã trải qua, cụ bà Sùng Thị Cở ở thôn Xó Phình, xã Tả Phìn như trầm tư hơn. Bà bảo, khổ lắm. Đói ăn và đói chữ. Con gái không được đi học, thân phận như con rùa quanh quẩn xó nhà. Đã bóc lột thậm tệ, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách làm cho dân ngu để dễ bề cai trị nên chúng không mở một trường học nào ở khu vực vùng cao Tủa Chùa. Cả vùng không ai biết chữ. Thực dân Pháp còn khuyến khích duy trì các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cúng bái, khuyến khích đàn ông hút thuốc phiện... nhằm hủy hoại nòi giống, giảm ý chí đấu tranh. Nhiều cái khổ lắm nhưng thấm nhất trong ký ức ngày xưa là “cồn cào đói”. Vì đói ăn, đói học nên người Tủa Chùa sống mà chẳng dám nghĩ tương lai.

Rõ ràng, tường tận cái chuyện đói ở Tùa Chùa là 3 người đàn bà thuộc 3 thế hệ chung một mái nhà dưới chân núi đá Tò Cu Nhe.  Bà Mùa Thị Dinh giờ đã 120 tuổi và cũng là người chứng kiến nhiều mùa đói, chợt buồn vẻ quay quắt khi nhắc chuyện đói ngày xưa. Quay sang chúng tôi, bà Dinh nói khẽ: “Đói nhiều rồi, giờ nhìn cơm trắng cháo thơm quý lắm. Ở đây đất ít, đàn bà làm từ tờ mờ sáng đến trưa, rồi lại từ trưa đến đêm nhưng chẳng mấy người được no. Cái lưng đàn bà bị còng đi vì địu nhiều vác nặng, vậy mà vẫn không đủ ăn. Khổ quá...”. Câu chuyện của bà cụ già nua khắc khổ khiến tôi nhớ từng tốp đàn bà Mông vừa gặp trên đường vào đây. Trên vai họ là một gùi củi lớn và đôi bàn tay vẫn thoăn thoắt tước lanh. Họ lặng lẽ...

Bản mới bên sông. Ảnh: Vũ Lợi

Chuyện về đói trong ký ức của bà Vàng Thị Dinh ở thôn Tà Là Cáo, xã Sính Phình nghe mà không khỏi suy tư. Tà Là Cáo ruộng ít, cuộc sống dựa vào ít nương nên cả bản đói quanh năm. Rủi nhất là những năm trời rét làm lúa không chín được khiến dân bản chỉ còn nước thu về làm thức ăn cho lợn cho gà trong khi người phải ăn mèn mén, củ mài qua cơn đói ngày đông. Làm không đủ ăn lại còn phải góp thóc cho quân Nhật. Vào năm 1945, Nhật tiến hành khai thác mỏ diêm sinh ở Lảng Sảng (Tả Sìn Thàng) chúng bắt mỗi gia đình phải đóng góp từ 1 đến 1,5 tạ thóc, bắt mỗi nhà phải nộp 10kg diêm sinh đã sấy khô. Nhà nào không nộp đủ thì bị chúng bắt, chúng đánh đập rất dã man. Nỗi lo cái ăn cái mặc ám ảnh tất cả mọi người nên giấc ngủ cũng không trọn vẹn; người nhìn người thấy đói, suốt ngày cứ tất tả trên nương.

Nhưng rồi cách mạng về đã “cuốn phăng” đi những rác rưởi bùn nhơ. Dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng Tuần – Lai, quân và dân Tủa Chùa đã đánh những trận quyết tử. Ngày 18/10/1955 châu Tủa Chùa được thành lập. Tại lễ mít tinh chào mừng sự ra mắt của Ủy ban Hành chính châu (sáng 22/12/1955), bà Sùng Thị Cở, bà Mùa Thị Dinh cũng như hơn hai nghìn người con các dân tộc ở Tủa Chùa đã ôm nhau mà khóc. Vì từ nay, người Tủa Chùa đã thực sự được làm chủ trên mảnh đất quê hương. Thóc ngô làm ra họ được toàn quyền định đoạt chứ không phải lo cống nạp như xưa.

Thời gian thấm thoắt trôi, mới đó mà đã mấy chục năm đi qua, để thiếu nữ Sùng Thị Cở ngày nào giờ đã là mẹ của 4 người con, là bà của 12 đứa cháu. Không phân biệt trai hay gái, đứa nào đến tuổi bà cũng khuyên đến trường. Không sâu xa đâu, bà chỉ “nhờ” con cháu hãy học thêm cho bà, học để bù cho “nỗi đói cơm thèm chữ” của các bà ngày xưa. Mỗi lần con cháu gặp khó khăn, bà lại chỉ về ngọn núi Tò Cu Nhe mà dạy rằng “nghìn năm núi vẫn thế kia, cớ sao các con không kiên cường như núi?”. Cứ như thế, đời nối đời, lời dạy của bà Cở, bà Dinh và những người cao tuổi ở Tả Phìn đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để hôm nay người Tả Phìn vẫn kiên tâm trên mảnh đất sỏi đá cằn khô với niềm tin, cuộc sống dần sẽ tốt đẹp hơn, tương lai ngày càng tươi sáng hơn.

Lê Lan
Bình luận
Back To Top