Bông lau, tặng phẩm của núi rừng

00:00 - Thứ Hai, 09/02/2015 Lượt xem: 5558 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Tây Bắc, nơi được biết đến với những bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng mấy chục sắc dân thiểu số, nơi có màu thổ cẩm hồng lên đôi má các cô gái duyên dáng, những truyền thuyết có thể kể hết đêm này sang đêm khác, kể từ lúc đôi lứa mới quen nhau cho đến khi họ làm lễ cưới rồi về chung sống dưới một mái nhà. Tuy nhiên, có một sản vật mà ngay người Tây Bắc không hẳn ai cũng lưu tâm, đó là bông lau...

Thật vậy, chỉ cần nghe danh từ  riêng “Tây Bắc”, ngay cả những ai chưa một lần lên Tây Bắc cũng vẫn dễ dàng hình dung ra một vùng phong cảnh nên thơ, núi non trùng điệp, sản vật đa dạng, dồi dào. Tại đó, bông lau khiêm nhường đi vào thơ - ca - nhạc - hoạ; là “ngọn cờ tập trận” trước khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, để lập nên nhà nước phong kiến Đại Cồ Việt cuối thế kỷ thứ X... Cách đây hơn 60 năm, trên đường lên Tây Bắc tham gia kháng chiến, chàng trai Hà thành Quang Dũng đã có bài thơ “Tây Tiến” nổi tiếng, với câu thơ trữ tình da diết: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy // Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”. Qua câu thơ này, bông lau vô tri bỗng trở nên có hồn có vía, vượt ra ngoài giá trị vật chất thông thường của cây lau họ sậy, thân xốp, rễ chùm; có thể sống trên đất, trên cát và cả trên những vách đá lưng trời.

 

Trong tự nhiên, nơi nào có rừng thì ở đó ít nhiều đều có bông lau. Hàng năm, khi những cơn gió đầu đông khe khẽ tràn về, ấy là lúc mùa hoa lau bắt đầu chín. Giữa mênh mông màu xanh của lớp lớp đại ngàn, từng vạt hoa lau xám bạc rung rinh trong gió sớm sương chiều. Trước tết âm lịch, lúc hoa lau vào mùa thu hoạch, từng đoàn các bà, các chị, các em người dân tộc rủ nhau lên rừng hái bông lau. Suốt mấy tháng trời, tiếng cười, tiếng hát của họ làm cho núi rừng sinh động hẳn lên. Lau được ngắt cả bông, rồi bó từng gánh mang về, bông ngược lên trên, phần cậng phía dưới. Sau mấy ngày “ủ”, chỉ cần vò vuốt nhẹ tay là phần “hoa” rời khỏi cậng. Phần hoa đó tiếp tục được phơi qua vài ba nắng, đợi đến khi khô kỹ là coi như đã hoàn thành công đoạn sơ chế nguyên liệu thô. Thời điểm này, mùa màng đến kỳ bận rộn, các gia đình tạm gác lại mọi việc phụ để dành thời gian cho nương đồng. Hoa lau được cho vào bao, vào sọt và những gia đình nào hái được nhiều thì quây hẳn một cái cót để đựng bông lau.

Nhìn chung, trong số các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, đồng bào Thái được cho là có nhiều kinh nghiệm làm đệm lau nhất, đồng thời, cũng là dân tộc sử dụng đệm lau nhiều hơn cả. Trong nhà người Thái, phía buồng ngủ của gia đình trên đầu chỗ nằm của ai cũng có cả chồng chăn đệm cao ngất. Với những gia đình có tiềm lực kinh tế, giường ngủ dành cho khách thường có 2 - 3 cái đệm lau xếp lên nhau. Có thể nói, từ lúc bông lau còn mọc hoang trên rừng cho đến khi trở thành tấm đệm, người con gái Thái đã bỏ vào đây rất nhiều công sức, cả sự khéo léo trong mỗi đường kim mũi chỉ, cả những ước nguyện sâu kín mong sao có người hàng đêm đến lúi húi chọc sàn nhà mình...

Bà con các dân tộc (nhất là dân tộc Thái) nằm đệm “tứ thời bát tiết”, bất kể mùa đông giá buốt hay mùa hạ oi nồng. Chiếc đệm bông lau dân dã đã gắn bó thuỷ chung suốt cuộc đời họ, từ lúc lọt lòng đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, trong phần tài sản “chia” cho người chết cũng có cái đệm để ở nhà mồ. Không chỉ là vật gia dụng phổ thông, đệm bông lau còn là một mặt hàng truyền thống tạo công ăn việc làm cho các gia đình (nhất là cho phụ nữ), góp phần thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo. Với nguồn nguyên liệu dồi dào và dễ mua, dễ kiếm như bông lau, thêm vào đó là nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án... thiết nghĩ việc thành lập các hợp tác xã chuyên sản xuất đệm lau là điều hoàn toàn trong tầm tay các nhà quản lý.

Thời kinh tế mở cửa, dù thị trường có nhiều loại đệm mút nhập ngoại sang trọng và bắt mắt, nhiều đệm lông công nghiệp hoặc đệm bông hoa gạo được sản xuất bởi các cơ sở tư nhân; song đệm bông lau với các ưu thế vượt trội về giá thành, độ bền và tính năng sử dụng, vẫn là thứ đồ dùng không thể thiếu trong từng căn buồng hạnh phúc, trong mỗi giấc ngủ êm đềm sau một ngày lao động mệt nhọc của người nông dân vùng cao. Bông lau, một tặng phẩm hào phóng của núi rừng sơn dã, trở thành nét văn hoá vật chất đặc trưng và hữu ích của đa số bà con vùng Tây Bắc. Mùa xuân cũng là mùa hái lau - mùa mà đâu đó trên các triền đồi hoặc ven thung lũng văng vẳng lời ca “Inh lả ơi... xao noọng ời”... Chiều xuống, thấp thoáng trong bóng tà dương, từng gánh bông lau theo chân các bà, các chị, các cô về với các bản làng. Mùa sản xuất đệm bông lau bắt đầu, mùa gửi tình yêu vào đường kim mũi chỉ bắt đầu...

Quốc Lâm
Bình luận
Back To Top