Phong tục đón tết của người Lào bản Na Sang I

00:00 - Thứ Ba, 10/02/2015 Lượt xem: 1300 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Khi hoa mận, hoa mơ nở trắng sườn đồi, những nụ hoa đào chúm chím, e ấp trong sương sớm báo hiệu mùa xuân đã về thì cũng là lúc người Lào ở bản Na Sang I, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên chuẩn bị đón tết. Người Lào bản Na Sang ăn tết trùng với tết Nguyên đán của người Việt nhưng có nhiều phong tục cổ truyền độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc.

Đúng hẹn, chúng tôi đến gặp nghệ nhân Lường Thị May, bản Na Sang I, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên vào một chiều áp tết. Bà May là một trong số ít những người sưu tầm và nắm giữ hầu hết các điệu múa, hát và các phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Lào. Bà May, cho biết: 118 hộ với gần 500 nhân khẩu dân tộc Lào bản Na Sang I sinh sống quần cư nên các phong tục tập quán ngàn xưa truyền lại hầu như vẫn được lưu giữ, nhất là các phong tục trong ngày tết. Đặc biệt, người Lào tại bản Na Sang I vẫn giữ được đền thờ chung của cả bản. Đền là nơi thờ các ma của bản, thờ thần sông, thần núi phù hộ cho người Lào khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Đền thờ còn là điểm sinh hoạt cộng đồng của cả bản. Cứ vào chiều 30 tết, người dân cả bản tập trung tại đền, chuẩn bị cho lễ cúng chiều cuối năm. Những người được phân công chuẩn bị đồ cúng thì tất bật chế biến các món ăn truyền thống, còn phụ nữ, người già, trẻ nhỏ đánh trống, chiêng… hát múa mừng năm mới. Khi đồ lễ chuẩn bị xong cũng là lúc nhập nhoạng tối, thầy mo bản trang nghiêm ngồi vào vị trí chủ lễ thực hiện bài cúng mời ma bản, thần núi, thần sông về cùng ăn tết với dân bản. Đây là hình thức sinh hoạt cộng đồng mang ý nghĩa tâm linh của dân tộc Lào, tưởng nhớ đến tổ tiên, cũng là biết ơn các thần trong năm qua đã phù hộ cho dân bản. Sau khi kết thúc các nghi lễ, mời được ma bản, thần núi, thần sông về, cả bản quây quần cùng nhau uống rượu tiễn năm cũ, mừng năm mới đến trong tiếng khèn, tiếng pí nọ (một loại sáo của người Lào) ngân nga. Điều đặc biệt trong lễ cúng chiều tất niên đó là người ngoài bản vào dự lễ, dù là dân tộc nào đi nữa cũng được người già trong bản thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay trở thành người con của bản và được đặt tên dân tộc Lào, dưới sự chứng kiến của thần núi, thần sông. Tiệc tan cũng là lúc trời tối hẳn, người dân trong bản dọn dẹp đền thờ sạch sẽ rồi hò nhau khiêng trống, chiêng… về nhà chẩu sử (chủ áo, con cháu của các tạo phìa – trưởng bản thời xưa, nay vẫn được chỉ định là nơi dân bản tụ họp khi có lễ hội) tiếp tục hát múa mừng tết đến. Các thiếu nữ Lào duyên dáng trong váy áo mới, biểu diễn điệu múa căm bản căm mường, các chàng trai Lào say sưa cùng tiếng khèn, tiếng sáo, người già quây quần bên chum rượu cần tạo nên không khí ngày tết vui tươi rộn rã.

 

Độc đáo nhất trong ngày tết của người Lào là phong tục đi xin cầu mưa cầu nắng với ý nghĩa cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ngày đầu năm, thanh niên nam nữ trong bản tập trung thành đoàn, do một già làng có uy tín dẫn đầu, đi đến từng gia đình trong bản. Khi đến chân cầu thang, già làng đại diện cho cả đoàn gọi chủ nhà và cất lời đọc bài thơ với đại ý: Dưới trần gian đang khô hạn, cỏ cây muông thú đều thiếu nước nên xin gia chủ cho xin nước mát. Gia chủ đồng ý sẽ cho đoàn một gói lá bên trong có xôi, thịt… thậm chí cả tro bếp nếu chủ nhà vui tính. Sau khi nhận món quà từ gia chủ, trưởng đoàn tiếp tục đọc bài khấn với ngụ ý cảm ơn và chúc gia chủ năm mới sức khỏe, thu hoạch nhiều thóc lúa, gà lợn đầy sân… Gia chủ bằng lòng với lời chúc sẽ từ trên nhà sàn hất nước vào cả đoàn người đứng dưới như tặng mưa cho bà con dân bản. Dù bị tạt nước nhưng những người đi trong đoàn không ai được tức giận vì theo quan niệm của người Lào ngày đầu năm được té càng nhiều nước thì năm mới càng may mắn.

Trong những ngày tết, ngoài chúc tết, thăm hỏi nhau, người Lào bản Na Sang còn cùng nhau tổ chức các trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc như: Táu la sa (ba ba ấp trứng), ngu kin thiết (rắn ăn ếch)… Các trò chơi phản ánh cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày của người dân. Ngày tết người Lào cũng gói bánh chưng, làm thịt trâu gác bếp… nhưng mâm cỗ cúng của người Lào không thể thiếu món cáy mọ, được làm từ thịt gà băm nhỏ trộn với bột gạo rang thêm một vài loại gia vị đặc biệt rồi đem hấp chín. Với người Lào, thiếu món cáy mọ là thiếu hẳn đi hương vị ngày tết – bà May cho biết thêm.

Hết 3 ngày tết, thầy mo bản làm lễ cúng tiễn ma bản, thần núi, thần sông về lại đền thờ, người dân hết cấm bản, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Người Lào bản Na Sang I sẽ chọn một ngày đẹp trong tháng giêng để khai xuân, lên nương làm việc tượng trưng cho năm mới cấy trồng may mắn, mùa màng bội thu.

Mai Nguyễn
Bình luận
Back To Top