Tục giã bánh dày của người Mông

00:00 - Thứ Sáu, 27/02/2015 Lượt xem: 2417 In bài viết
800x600 Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Bánh dày (hay còn gọi là Dúa) là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở Điện Biên. Đối với người Mông, bánh dày không chỉ là món ăn dùng thờ cúng tổ tiên và mời khách trong những ngày đầu xuân năm mới, mà tục giã bánh dày còn là tục lệ truyền thống của dân tộc từ bao đời nay người Mông vẫn giữ gìn.

Đến bản Sa Lông 1, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, chúng tôi được hiểu thêm về tục giã bánh dày của người Mông nơi đây. Với họ, mỗi dịp đầu năm, dù công việc có bận bịu đến đâu, gia đình nào cũng quây quần làm bánh dày để thờ cúng tổ tiên và mời khách tới thưởng thức.

 

 Để giã được bánh dày cần 2 người có sức khỏe tốt và giã phải đều tay.

Theo quan niệm của người Mông, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh dày còn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài. Do vậy, tục lệ giã bánh dày thể hiện về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, no đủ, sức khỏe dồi dào và hăng say lao động.

Bánh dày của người Mông được làm bằng gạo nếp nương thơm và dẻo. Sau khi đồ chín, xôi được giã kỹ tạo ra bánh dày. Cối giã bánh dày được làm bằng thân cây gỗ to, chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chày giã bánh cũng được làm bằng loại gỗ cứng và nặng để giã bánh thật nhuyễn. Giã bánh dày mất thời gian khá lâu (từ 1 – 2 tiếng), đòi hỏi người giã phải có sức khỏe tốt. Bởi vậy người tham gia giã bánh thường là 2 người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu.

 Bánh dày sau khi làm xong được đưa lên bàn thờ cúng tổ tiên, ước nguyện một năm mới đầy sức khỏe, no ấm.

Bánh sau khi giã nhuyễn được nặn thành những chiếc nhỏ và tròn trịa. Chiếc bánh dày to nhất được đặt lên bàn thờ, cúng tổ tiên, ước nguyện một năm mới đầy phấn khởi. Sau đó các con cháu trong gia đình và thực khách mới được thưởng thức. Bánh dày của người Mông có độ dai, thơm ngậy và ngọt tự nhiên. Bên cạnh đó, dù để lâu ngày bánh vẫn dẻo thơm, khi nướng trên than hồng hoặc rán phồng lên, sẽ tạo một mùi thơm hấp dẫn.

Già làng Chớ La Hù, bản Sa Lông 1, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, cho biết: “Từ ngày chúng tôi còn nhỏ đến nay, người Mông trong bản vẫn giữ tục giã bánh dày truyền thống hàng năm, tục lệ này chưa bao giờ mai một. Các lớp thế hệ con cháu chúng tôi lớn lên, đều được gia đình truyền dạy cách giã bánh dày...”. 

Mỗi dịp đầu năm, nghe tiếng giã bánh dày đều tay vang lên dưới các mái nhà người Mông, cho thấy cuộc sống hòa thuận, đồng lòng đang diễn ra trong sự vui vầy và no đủ. Tục giã bánh dày của người Mông ở Sa Lông (Mường Chà) nói riêng, người Mông Điện Biên nói chung là nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống mà họ vẫn giữ được trong thời đại hội nhập cộng đồng như hiện nay.  

Phương Liên
Bình luận
Back To Top