Những kỷ vật biết nói

00:00 - Chủ Nhật, 01/05/2016 Lượt xem: 3123 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Hơn 400 hình ảnh, hiện vật tiêu biểu với chủ đề "Ký ức chiến tranh" nằm trong sưu tầm và tiếp nhận của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015, đang được trưng bày tại 28A Điện Biên Phủ (Hà Nội) thu hút đông đảo người xem.

Không chọn theo người hướng dẫn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, tôi đến bên những nhân chứng, chủ nhân của các hiện vật, khi phần lớn họ đang bần thần hồi tưởng lại những tháng ngày của hơn 40 năm trước. Những hình ảnh, kỷ vật trở nên sống động, chứa đựng nhiều câu chuyện của một thời oanh liệt.

Minh Duy và em gái bên kỷ vật của ông nội - liệt sĩ Nguyễn Văn Tế trong triển lãm.

Phần trưng bày thứ nhất: "Việt Nam - Cuộc chiến ác liệt" là bộ ảnh xuất sắc của các phóng viên chiến trường Hãng tin Mỹ AP chụp trong chiến tranh Việt Nam mà Hãng đã trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sau khi triển lãm rộng rãi tại Hà Nội vào năm ngoái. Bởi theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AP Gary Pruitt: "Chúng cần phải được ở lại Việt Nam để mọi người tiếp tục có cơ hội được biết đến".

Đây là những bức ảnh thể hiện sự khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam. Nhiều bức tiêu biểu như: "Em bé Napalm" (Nick Út - đã đoạt giải Pulitzer), "Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp của chính quyền Việt Nam cộng hòa" (Malcolm Browne), "Khói lửa bốc lên từ một cuộc tấn công bằng bon Napalm gần nơi quân Mỹ tuần tra"… Hầu hết đã được đăng tải trên các báo chí quốc tế và phần nào giúp nhân dân các nước trên thế giới, kể cả Mỹ hiểu hơn về cuộc chiến phi nghĩa mà Mỹ gây ra ở Việt Nam.

Cũng đem đến nhiều cảm xúc là phần trưng bày thứ hai: "Những kỷ vật trở về từ phía bên kia", với bao nhiêu kỷ vật của bộ đội ta được cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam trao trả. Có lá cờ Đảng, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, có những cuốn sổ, chứng minh nhân dân, ảnh, tiền cũ, nhật ký, huân chương, huy hiệu, vật dụng sinh hoạt… đều do các cựu binh Mỹ gìn giữ hơn 40 năm, trả lại chủ nhân hoặc người nhà chủ nhân. Như cựu binh Thomas Smith nói: "Người lính Việt Nam không sợ chết và dường như không nghĩ đến cái chết. Tôi không có thông tin về chủ nhân của kỷ vật, chắc anh đã về nhà. Tôi trở thành người tốt hơn nhờ anh ấy và anh ấy thực sự là người bạn vô hình của tôi".

Họa sĩ Lê Đức Tuấn vẫn chăm chú ngắm nhìn tập "Nhật ký bằng tranh" của mình sau gần 40 năm lưu lạc trở về, trưng bày trong hộp kính. Ông nhớ lại: "Tôi vừa tham gia chiến đấu vừa vẽ lúc rảnh, chủ yếu là để ghi chép sinh hoạt, cảnh đẹp mình đi qua và nhất là ghi lại chân dung đồng đội. Vì nặng nên để lại tranh ở hậu cứ mà lính Mỹ càn qua. Mình thì tưởng đã mất, họ nghĩ của bộ đội hy sinh.

Hóa ra lưu lạc mà chúng lại có sứ mệnh khác, được dùng để giảng dạy lịch sử, chân dung chiến sĩ Việt Nam tại các trường học bên Mỹ". Cậu thanh niên Minh Duy đứng lặng bên kỷ vật của liệt sĩ Nguyễn Văn Tế (Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) - ông nội em. Được phía bên kia trao lại cho gia đình, nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh, nhưng gia đình đã họp bàn và quyết định gửi lại kỷ vật gồm thẻ đoàn viên, ảnh, vật dụng cá nhân của liệt sĩ tại bảo tàng, "để nhiều hơn nữa thế hệ chúng tôi biết chân thực về cuộc chiến", Minh Duy nói.

Phần trưng bày thứ ba - "Những kỷ vật sống mãi với thời gian" trưng bày các hiện vật, sưu tầm hiện vật của bộ đội ta trong kháng chiến mà ít ra chúng đã "ở" hoặc trở về với chủ nhân, người nhà của chủ nhân khi chiến tranh kết thúc. Chẳng hạn như tập nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, thư của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, "Quyết tâm thư" của Đại đội súng máy phòng không Phùng Chí Kiên, cờ, huân chương, huy hiệu của các đơn vị, chiến sĩ… Cựu chiến binh Lại Hồng Khánh của Sư đoàn 320 khi xưa đã gửi lại tập nhật ký "Ra trận" mình ghi chép trên đường hành quân và tham gia chiến đấu năm 1970-1971, cho Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Với ông, những trang viết lãng mạn và hào hoa ấy sẽ góp phần tạo sự hấp dẫn của lịch sử cho thế hệ sau hơn là lưu giữ cho riêng mình.

Phần trưng bày thứ tư - "Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" là bộ ảnh phản ánh quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ do Hội Việt - Mỹ trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Một sự hòa hiếu, tương trợ, giúp đỡ và tôn trọng nhau góp phần vào hòa bình chung của thế giới là cảm nhận rõ qua những bức ảnh này.

Phòng trưng bày này sẽ mở cửa nhiều tháng nữa để kể những câu chuyện lịch sử sống động cho khách tham quan trong và ngoài nước đến Hà Nội.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top