Xã hộiVì trẻ em

Nơi nuôi dưỡng những mầm non đặc biệt

00:00 - Chủ Nhật, 31/05/2015 Lượt xem: 766 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Chúng tôi đến Làng trẻ em SOS TP. Điện Biên Phủ - Ngôi nhà chung của 134 em thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào buổi chiều cuối tháng 5, cũng là lúc các bé trai đang sinh hoạt ngoài trời. Thấy em trèo cây nguy hiểm, thầy Nguyễn Xuân Phong, Giám đốc làng trẻ đã triệu tập các cậu bé ra để "thiết quân luật". Nói là "thiết quân luật" nhưng thực tế đây là cuộc nói chuyện, chia sẻ của thầy Phong với các em, tuy nghiêm khắc xong cũng rất tình cảm.

Xong "cuộc họp bất thường", khi các cậu bé đã ngoan ngoãn về những ngôi nhà trong làng trẻ, thầy Phong chia sẻ: Trẻ em, đặc biệt là các em trai đang tuổi ăn tuổi lớn cần có sự chỉ bảo, uốn nắn kịp thời. Khi các em đã vào đây, coi làng trẻ như ngôi nhà của mình thì chúng tôi luôn tự nhủ rằng mình phải là những người cha, người mẹ, yêu thương các cháu như con. Nghiêm khắc cũng đồng nghĩa với yêu thương, có như vậy khi lớn lên các cháu mới thực sự trưởng thành về mọi mặt, nhất là nhân cách. Đối với những người làm công ăn lương khác thì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, nhưng nơi đây, tình cảm, lương tâm, trách nhiệm mới là yếu tố quan trọng để chúng tôi chăm sóc, dạy bảo các cháu nên người.

Trẻ em làng SOS tập luyện các tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho ngày 1/6.

Hiện nay, Làng trẻ em SOS TP. Điện Biên Phủ có 134 em, độ tuổi từ 3 -17. Em thì mồ côi cả cha lẫn mẹ, em thì bố mất sớm, mẹ bỏ đi xa, em vừa chào đời đã bị mẹ bỏ rơi... Các em đã được các tổ chức xã hội, địa phương, cán bộ làng trẻ SOS đưa về đây chăm sóc với tâm nguyện: Cho các em một mái nhà, một gia đình ấm áp. 14 ngôi nhà trong làng (mỗi nhà có một bà mẹ và 7-10 con) là nơi che chở, bù đắp thiếu thốn cho các em. Các em nhỏ tuổi được học mẫu giáo ngay tại làng, các em lớn hơn được các mẹ đưa đến trường đi học như bạn bè cùng trang lứa hàng năm, được khám sức khỏe định kỳ, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng, nhất là vào dịp ngày nghỉ lễ, tết, cuối tuần.

Nhà nghèo, bố mất sớm, một mình mẹ vất vả nuôi mấy chị em mà chả đủ ăn, lại không được đi học nên từ năm 2009, em Cà Thị Thuận (bản Lập, thị trấn Tuần Giáo) phải xa gia đình vào làng trẻ SOS ở. Nhưng những năm qua, Thuận luôn vượt khó vươn lên trong học tập, 7 năm liền là học sinh giỏi. Năm học 2014 - 2015 vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh giỏi văn và giải khuyến khích song ca cuộc thi Giai điệu Tuổi hồng cấp huyện. Em Cà Thị Thuận cho biết: Khi được các cô chú đón em vào làng SOS, em cảm thấy mình thật may mắn hơn các anh chị em khác trong gia đình là được đi học. Vì thế em luôn ý thức rằng phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng các cô chú và sau này có việc làm ổn định, có thể giúp đỡ mẹ và các em.

Gặp em Ly A Phông (bản Phô, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa), học sinh lớp 6 làng trẻ SOS sau giờ học. Nhìn cậu học trò nhỏ nhắn trong bộ quần áo đồng phục, ít ai biết hoàn cảnh gia đình em cũng rất éo le. Mồ côi bố từ nhỏ, mẹ đau ốm quanh năm, năm 2009, Phông được các mẹ đón về làng trẻ SOS. Mới đây, Phông giành giải 3 môn toán, giải khuyến khích cuộc thi Giai điệu Tuổi hồng cấp huyện và được đi dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh. Chia sẻ về thành thích học tập, Ly A Phông cho biết: Em rất thích học môn toán. Trên lớp em chăm chú nghe giảng bài, ghi chép lại những công thức, bài toán hay, nếu có chỗ nào chưa hiểu em hỏi lại thầy, cô giáo. Về nhà, em làm hết những bài tập được giao và làm bài tập trong sách nâng cao. Em phải học tập thật giỏi để sau này thi đỗ đại học, có công việc ổn định, phụ giúp gia đình. Thầy Nguyễn Xuân Phong cho biết: Chuẩn bị cho ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1/6 năm nay, chúng tôi phải tổ chức cho các cháu tập luyện văn nghệ, để tạo không khí cho các con vui chơi. Vào những ngày này hàng năm còn nhận được sự quan tâm rất lớn của các tổ chức, tập thể, cá nhân. Vừa qua lớp đào tạo Chuyên viên chính của tỉnh cũng đã đến thăm, động viên và tặng quà các cháu nhân ngày 1/6.

Với mong muốn giúp các em vơi bớt phần nào bất hạnh, được sinh sống và học tập trong môi trường tràn ngập yêu thương, các cha, các mẹ ở làng trẻ SOS TP. Điện Biên Phủ đã và đang góp phần nhỏ bé của mình vào việc ươm mầm xanh - những chủ nhân tương tai của đất nước.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top