Cuộc sống mới trên “cao nguyên đá”

00:00 - Thứ Hai, 05/01/2015 Lượt xem: 1299 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Xã Tả Sìn Thàng (huyện Tủa Chùa), địa hình chủ yếu là núi đá, độ dốc lớn, đất sản xuất ít. Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp một vụ trên nương, tỷ lệ hộ nghèo cao. Gần đây, người dân địa phương được hưởng lợi nhiều từ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Người dân đã phát huy nội lực, tiềm năng thế mạnh để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn, đời sống nhân dân đã có nhiều thay đổi.

Chè cây cao là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp để nông dân Tả Sìn Thàng XĐGN.

Ông Hạng A Náng, Chủ tịch UBND xã Tả Sìn Thàng, cho biết: Hơn 5 năm trước, từ trung tâm xã ra huyện gần 40km, nhưng đi lại khó khăn. Đường rải cấp phối được mở từ lâu, nhưng nhiều người dân phải đi bộ, vì không có xe máy. Mùa mưa đường khó đi, nhiều đoạn lầy lội trơn dính. Đoạn qua bản Tà Chinh, độ dốc cao, cua gấp, xe máy và ô tô rất khó đi. Những năm gần đây, xã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, từ nhiều chương trình, dự án và một số chính sách an sinh xã hội dành cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Chương trình 134/CP; Chương trình 135/CP, Nghị quyết 30a, Chương trình phát triển KT – XH các bản đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng nông thôn mới, dự án giảm nghèo... Hiện nay, 8/8 bản của xã có điện lưới quốc gia, công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh; một số bản được đầu tư công trình thủy lợi. Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Phòng khám đa khoa khu vực, trường THPT đóng trên địa bàn xã. Con em các gia đình ở xa trường học được ở nội trú, hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn, học sinh hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập. Xã có chợ, 6 ngày họp một phiên. Đa số các bản được phủ sóng truyền hình, sóng điện thoại di động...

Chúng tôi đến một số bản của xã Tả Sìn Thàng vào những ngày cuối năm 2014, hầu hết các hộ có nhà khang trang, ti vi, xe máy, nhiều hộ có máy nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản. Lương thực đảm bảo, nhiều gia đình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ đời sống và làm hàng hóa. Nhiều kho chứa của các hộ đầy ắp lúa, ngô, các hộ đều nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Khai thác hiệu quả các công trình sau đầu tư, nhân dân trong xã đẩy mạnh phong trào khai hoang trồng lúa nước, đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển chăn nuôi. Ngoài việc chú trọng phát triển nông nghiệp, người dân đã biết mở rộng ngành nghề: sửa chữa xe máy, dịch vụ thương mại, nghề rèn, chế biến chè cây cao. Các bản đẩy mạnh phong trào khuyến học, xây dựng đời sống văn hóa, vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường thôn bản. Các bản đều có con em học tại các trường cao đẳng, đại học, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở...

Người dân xã Tả Sìn Thàng phát huy tiềm năng thế mạnh nguồn lao động, chè cây cao, phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Trong đó, gia đình cán bộ, đảng viên đã gương mẫu, đi đầu trong các phong trào hoạt động ở cộng đồng dân cư, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa.

Trong năm 2014, Tả Sìn Thàng được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở bằng nguồn kinh phí của Dự án giảm nghèo, một số bản được đầu tư xây dựng đường giao thông nội bản, đường ra nơi sản xuất. Bên cạnh đó, Tả Sìn Thàng có hơn 1.000 cây chè cổ thụ đang được bảo vệ, chăm sóc khai thác hiệu quả. Nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, phấn đấu xây dựng quê hương vùng cao đổi mới, phát triển.

Bài, ảnh: Tiến Dũng
Bình luận
Back To Top