Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS

00:00 - Thứ Tư, 14/01/2015 Lượt xem: 1426 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Huyện Điện Biên hiện có 332 già làng, trưởng dòng họ và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bao gồm các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Lào, Tày, Cống, Hoa, Nùng… Những năm qua, lực lượng này đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động ở khu dân cư. Già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ là những tấm gương tiêu biểu, nhân tố quan trọng trong việc vận động quần chúng thực hiện hiệu quả và bền vững các chính sách dân tộc, tăng cường mối đoàn kết tại cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, già làng, trưởng bản, người có uy tín huyện Điện Biên phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động con cháu, gia đình, dòng họ và quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa, tham gia tố giác tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đồng thời, người có uy tín tích cực đấu tranh ngăn chặn, kiềm chế hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, di dịch cư tự do, cùng với chính quyền cơ sở giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu kiện. Nhờ đó, 380 tổ an ninh tự quản được củng cố; 449 tổ hòa giải, 429 hòm thư tố giác tội phạm được xây dựng ở các khu dân cư; trên 400 nguồn tin giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Ông Lò Văn Lả, người có uy tín bản Giảng, xã ThanhNưa, huyện ĐiệnBiên cùng cán bộ bản trao đổi phương hướng xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò của mình trong cộng đồng dân tộc thiểu số, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tích cực vận động đồng bào các dân tộc trong huyện thực hiện tốt hương ước, quy ước của thôn bản trên cơ sở pháp luật của Nhà nước về không di dịch cư tự do, không phá rừng làm nương, không trồng cây thuốc phiện… được người dân tin tưởng làm theo. Do vậy, số hộ di dịch cư ngày càng giảm, người dân định cạnh định cư yên tâm phát triển sản xuất. Số vụ tranh chấp đất đai ngày càng ít, hạn chế được tình trạng khiếu kiện đông người và đơn thư khiếu nại về đất đai. Công tác khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ, chăm sóc rừng được người dân tích cực hưởng ứng. Tình trạng khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương giảm đáng kể. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 37,08%. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phòng chống ma túy, vận động người dân không trồng cây thuốc phiện được người có uy tín tích cực triển khai. Nhờ đó, trên địa bàn huyện Điện Biên cơ bản xóa được việc trồng cây thuốc phiện, người có uy tín và người dân cung cấp nhiều thông tin giúp các ngành chức năng triệt phá nhiều tụ điểm tiêm chích và bắt nhiều vụ buôn bán, vận chuyển chất ma túy.

Cùng với những hoạt động tuyên truyền, vận động người dân, người có uy tín còn tích cực lao động sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi ngành nghề… là tấm gương sáng cho con cháu, dòng họ và người dân học tập. Noi gương người có uy tín, nhiều gia đình trên địa bàn huyện mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh mở rộng ngành nghề, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 16,7%. Từ phong trào thi đua lao động sản xuất xóa đói giảm nghèo, xuất hiện nhiều tấm gương người có uy tín tiêu biểu như ông Lò Văn Pản (bản Đoàn Kết, xã Thanh Hưng), ông Lò Văn Lả (bản Giảng, xã Thanh Nưa)…

Ông Lò Văn Bình, Trưởng phòng Dân tộc huyện Điện Biên, cho biết: Bằng những việc làm thiết thực, già làng, trưởng bản, người có uy tín góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Người có uy tín phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể xây dựng nếp sống mới trong từng gia đình và khu dân cư, từng bước bài trừ các hủ tục, đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Số khu dân cư, gia đình văn hóa trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Đến nay, huyện Điện Biên có gần 190 khu dân cư văn hóa, trên 1.460 hộ gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tích cực vận động người dân thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điển hình trong phong trào là người có uy tín các dân tộc xã Thanh Chăn, vận động người dân hiến đất, đóng góp trên 10.000 ngày công lao động làm đường giao thông liên thôn, bản, làm nhà cho hộ nghèo; đóng góp kinh phí xây dựng công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh… qua đó, từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: Mai Nguyễn
Bình luận
Back To Top