Đoàn kết, xây dựng quê hương Tủa Chùa văn minh, phát triển

00:00 - Thứ Tư, 14/01/2015 Lượt xem: 1349 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Tủa Chùa là huyện vùng cao, thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh và là 1 trong 65 huyện nghèo nhất nước. Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, yêu nước, một lòng sắt son theo Đảng, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất đã và đang nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo; do vậy đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện đã từng bước được nâng lên.

Với những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết về kinh tế, có thể nói trước đây từ phương thức sản xuất độc canh, dựa vào thiên nhiên, đến nay đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện đã từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng đầu tư giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Do vậy, tổng sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm đều tăng, năm 2013 sản lượng đạt 20.086 tấn, bình quân lương thực đạt 391kg/người/năm; huyện đã đảm bảo được an ninh lương thực. Ngoài sản xuất lương thực, chè là loại cây đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 xã vùng chè là: Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sín Chải. Đến nay, diện tích chè toàn huyện 516,13ha, sản lượng chè búp tươi thu hái hàng năm đạt trên 70 tấn mang hương vị của chè Shan tuyết cổ thụ ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Các mô hình chăn nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, mức tăng trưởng đàn gia súc hàng năm từ 3,1 - 5,2%, đàn gia cầm tăng từ 15 - 17%.

Nhân dân xã Sín Chải (huyện Tủa Chùa) phát huy thế mạnh chè cây cao để phát triển kinh tế.

Ảnh: Bảo Khánh

Công tác trồng, quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được đồng bào các dân tộc thiểu số chú trọng và đạt được một số kết quả tích cực. Đến nay, huyện đã triển khai giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng cho 121 cộng đồng thôn bản và 238 hộ gia đình tại các xã, thị trấn với tổng diện tích 21.114,6ha. Bên cạnh việc phát triển nông, lâm nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống cũng được duy trì, tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 7.000 lao động, có 1.411 lao động nông thôn được học nghề, trong đó 100% học viên là người dân tộc thiểu số; 76,6% học viên là người dân tộc thiểu số đã có việc làm, chủ yếu tự tạo việc làm tại chỗ; đồng thời góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Đã có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng bằng việc phát triển kinh tế trang trại, làm hàng thủ công, kinh doanh với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm như: hộ ông Hạng A Chư, dân tộc Mông, xã Sín Chải; hộ ông Tẩn Chang Củi dân tộc Dao, xã Xá Nhè; hộ bà Quàng Thị Ánh dân tộc Thái, xã Mường Đun…

Đến nay, toàn huyện có 8/12 xã, thị trấn có đường ô tô rải nhựa đến trung tâm xã. Hệ thống điện lưới quốc gia được phát triển đến các vùng sâu, vùng xa của huyện. Sự nghiệp GD & ĐT ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; toàn huyện có 46 trường học; trong đó, 1 trường THPT dân tộc nội trú, 15 trường phổ thông dân tộc bán trú và 1 trung tâm GDTX huyện, 1 trung tâm dạy nghề với hơn 16.000 học sinh. Huyện luôn giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I và phổ cập giáo dục THCS; huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đồng thời thực hiện nghiêm các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ gạo, ăn trưa cho trẻ mầm non, hỗ trợ cho học sinh bán trú... từ đó giúp học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, không bỏ học giữa chừng.

Những năm gần đây, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt: toàn huyện có 1 nhà văn hóa thể thao cấp huyện, 4 nhà văn hóa cấp xã, 37 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn bản, tổ dân phố; 11 điểm bưu điện văn hóa xã, 1 thư viện huyện, 32 đội văn nghệ quần chúng tại các xã và thôn, bản và 14 đội văn nghệ hiện đang hoạt động có hiệu quả, phần nào đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, là nơi giao lưu phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống như: Tù cải của dân tộc Dao, lễ tạ ơn của dân tộc Mông, lễ cưới hỏi của dân tộc Xạ Phang (Hoa) được huyện quan tâm chỉ đạo. Cùng với đó là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", "Lá lành đùm lá rách" được phát triển sâu rộng trong mỗi địa bàn dân cư. Đến nay đã có 67 thôn, bản của đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận thôn, bản văn hóa; gần 6.000 hộ gia đình dân tộc thiểu số được công nhận gia đình văn hóa. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của huyện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm còn 60,02%. Nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 25-30% và hiện đang có tỷ lệ hộ nghèo dưới mức bình quân chung của huyện; tiêu biểu như xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Huổi Só. Nhiều dân tộc có tỷ lệ giảm nghèo nhanh như: Dân tộc Thái giảm từ 80,95% năm 2010 xuống còn 48,02% hiện nay; dân tộc Dao giảm từ 80,72% xuống còn 57,45%; dân tộc Hoa giảm từ 87,86% xuống còn 66,89%.

Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đội ngũ già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín đã và đang phát huy được vai trò của mình trong việc tạo sự đồng thuận trong mỗi gia đình, địa bàn dân cư và sự bình yên trong từng thôn, bản; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Điển hình là: ông Vừ A Vư, dân tộc Mông người có uy tín xã Trung Thu; ông Vì A Hao dân tộc Mông ở thị trấn; ông Thào A Pha dân tộc Mông người có uy tín xã Sín Chải; ông Tòng Văn Tiu dân tộc Thái trưởng dòng họ xã Tủa Thàng…

Có thể khẳng định sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Tủa Chùa trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN, các chương trình, dự án, chính sách đã được tổ chức, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, tạo được những chuyển biến rõ nét. Hạ tầng KT - XH của huyện được tăng cường; văn hóa, giáo dục và y tế có bước phát triển mạnh; diện mạo nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở luôn được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên; QP - AN, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; nhân dân các dân tộc trong huyện tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết xây dựng quê hương Tủa Chùa văn minh và phát triển.

Đào Hồng Lĩnh (Huyện Tủa Chùa)

Bình luận
Back To Top