Tăng cường giám sát, phát hiện dịch bệnh gia súc, gia cầm

00:00 - Thứ Tư, 14/01/2015 Lượt xem: 1204 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của vật nuôi. Các dịch bệnh: cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh ở lợn… có nhiều diễn biến phức tạp dẫn đến nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm dịp cuối năm. Chủ động ngăn chặn dịch bệnh có thể phát sinh, lây lan, bảo vệ đàn vật nuôi, sức khỏe người dân, nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh, giá rét đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng chỉ đạo triển khai thực hiện. Đặc biệt là thực hiện nghiêm việc tạm dừng cấp con giống gia súc (theo các chương trình, dự án) vào địa bàn tỉnh đến hết giai đoạn giá rét.

Người dân xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên) tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm trong mùa đông.

Trao đổi về công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho gia súc, bà Cao Thị Tuyết Lan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Cuối tháng 11 vừa qua, Sở đã thành lập đoàn kiểm tra gồm cán bộ phòng Chăn nuôi thú y, Chi cục Thú y phối hợp với UBND các huyện xuống cơ sở kiểm tra, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đói rét; đặc biệt là kiểm tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc (trâu, bò, dê) được cấp theo các chương trình, dự án như: Nghị quyết 30a về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Ảng, Tủa Chùa, Điện Biên Đông; các chương trình hỗ trợ con giống gia súc theo Chương trình 135/CP, Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”… Qua kiểm tra cho thấy, cơ bản người dân đã chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, nhất là đối với những thôn, bản vùng cao biên giới. Đặc biệt là với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, ngoài được hỗ trợ tiền làm chuồng trại, nhiều hộ đã tích cực trồng cỏ voi, tích trữ thức ăn khô cho gia súc trong mùa đông: rơm rạ, cây ngô khô. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường, các loại dịch bệnh được kiểm soát và khống chế nên tình hình phát triển đàn cũng như khả năng cung ứng thực phẩm cho thị trường khá ổn định. Tính đến cuối năm 2014, đàn trâu trong toàn tỉnh đạt trên 123,1 nghìn con; đàn bò hơn 47,06 nghìn con; đàn lợn 334,2 nghìn con; đàn gia cầm 3,117 triệu con. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết bắt đầu rét đậm, rét hại như hiện nay, có những nơi vùng cao nhiệt độ xuống dưới 100C (vào sáng sớm và ban đêm), khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm; trong khi từ tháng 11/2014 đến nay, tại một số tỉnh, như: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Lào Cai và giáp với tỉnh ta là Sơn La đã xuất hiện dịch lở mồm long móng trên đàn trâu, bò. Dịch xảy ra có liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển, cung cấp bò giống của một số chương trình, dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Nguyên nhân chủ yếu là do bò giống được các thương lái thu gom từ các địa phương khác nhau để bán cho chương trình; Công ty cung ứng bò giống không tuân thủ quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật, làm giả hồ sơ kiểm dịch; bò giống không được nuôi cách ly để theo dõi dịch bệnh trước khi cấp phát cho dân nên đã làm lây lan dịch cho đàn gia súc của địa phương. Bò giống cấp phát cho người dân trong điều kiện giá rét, nhiều bê thể trạng gầy yếu, sức đề kháng kém nên dễ dàng phát sinh bệnh.

Trên địa bàn các huyện của tỉnh ta hiện đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ giống gia súc, gia cầm cho các hộ chăn nuôi, trong đó chủ đầu tư thuộc nhiều đơn vị khác nhau. Chính vì vậy, để các chương trình, dự án phát huy hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, cùng với việc tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là nơi có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tiếp tục tổ chức, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đói rét cho gia súc, gia cầm theo tinh thần Chỉ thị số 14 của UBND tỉnh. Đặc biệt là ngày 6/1 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 06/SNN - CNTS về việc tăng cường giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh. Sở đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức rà soát toàn bộ các chương trình, dự án cung cấp con giống hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển chăn nuôi trên địa bàn để nắm được tình hình nhập giống vật nuôi năm 2014 vào địa bàn (loại con giống, nguồn gốc; đơn vị cung ứng, chương trình hỗ trợ…); tình hình phát triển của vật nuôi đã cấp hỗ trợ; đồng thời yêu cầu chủ đầu tư các chương trình, dự án cung cấp con giống hỗ trợ người dân thông báo kế hoạch cung ứng con giống cho cơ quan thú y nơi tiếp nhận để tổ chức kiểm dịch và giám sát dịch bệnh theo quy định. Đối với gia súc, gia cầm giống đưa từ các tỉnh khác vào địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm việc cách ly, theo dõi trước khi cấp phát đến các hộ chăn nuôi. Tạm dừng cấp con giống (trâu, bò, dê) vào địa bàn tỉnh cho đến hết giai đoạn giá rét; tăng cường quản lý giống vật nuôi; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi.

Bài, ảnh: Gia Kiệt
Bình luận
Back To Top