Giúp người nghèo tự tin thoát nghèo

00:00 - Chủ Nhật, 18/01/2015 Lượt xem: 1177 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Khởi động từ tháng 9/2012 nhưng đến tháng 12/2013 Dự án Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 (gọi tắt là Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP), mới được triển khai tại tỉnh Điện Biên. Với sự vào cuộc tích cực của Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh và huyện Tủa Chùa, Mường Ảng, bước đầu dự án đã đem lại hiệu quả nhất định, góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và một bộ phận nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo.

Là người có kinh nghiệm trong thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở địa phương ấy vậy mà khi mới bắt đầu thực hiện Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP, ông Trần Thanh Nghị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, vẫn không khỏi băn khoăn. Bởi không giống các dự án khác là hỗ trợ vốn đầu tư trực tiếp cho hộ nghèo thực hiện các mô hình phát triển kinh tế hộ, Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP chủ yếu hỗ trợ về kỹ thuật, phương pháp thực hiện các Dự án, chương trình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 theo hướng phân cấp, trao quyền hướng tới xã làm chủ và  tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Đồng thời Dự án này hỗ trợ về phương pháp để Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, người dân có cơ hội phản hồi về các bất cập, chính sách giảm nghèo lên cấp có thẩm quyền. Trừu tượng về cách thức thực hiện, song mục đích mà Dự án hướng tới không gì khác ngoài mục tiêu giảm nghèo bền vững, để người thoát nghèo không tái nghèo, để cán bộ địa phương biết xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với trình độ nhận thức, điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Nhận thức được tầm quan trọng và mục tiêu thiết thực của Dự án và cả những khó khăn trong quá trình thực hiện, chính vì vậy nên ngay khi Dự án chính thức được triển khai trên địa bàn, Sở Lao động  - Thương binh & Xã hội đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban Quản lý Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP tỉnh Điện Biên, do đích thân đồng chí Giám đốc Trần Thanh Nghị là Giám đốc điều hành dự án. Các thành viên trong Ban Quản lý Dự án được phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng và nghiệp vụ chuyên môn, sao cho mỗi người đều phát huy cao nhất khả năng của bản thân trong thời gian tham gia dự án. Căn cứ kế hoạch công tác mà dự án đã đề ra, trong năm 2014, Ban Quản lý Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP tỉnh đã phối hợp với các ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tiến hành tổ chức hoạt động tập trung vào việc nâng cao năng lực cho ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp; rà soát, đối thoại chính sách giảm nghèo, thí điểm thực hiện 2 mô hình theo phương pháp phân cấp, trao quyền cho xã làm chủ và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, từ sự hỗ trợ thiết thực của dự án, đã có 90 đại biểu là đại diện cho hộ gia đình và ban chỉ đạo giảm nghèo 2 xã: Mường Đăng (huyện Mường Ảng) và Sính Phình (huyện Tủa Chùa) được tham gia hội thảo tổng kết, đánh giá kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014. Tại hội thảo, ban chỉ đạo giảm nghèo 2 xã đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế và rút kinh nghiệm cho công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2015.

Thực hiện mô hình thử nghiệm hỗ trợ trọn gói, sáng tạo, Ban quản lý Dự án đã phối hợp với UBND xã Mường Đăng triển khai mô hình hỗ trợ nuôi giun quế kết hợp nuôi gia cầm tại xã Mường Đăng và mô hình nuôi ong mật địa phương tại xã Sính Phình. Tham gia các mô hình có 60 hộ dân; trong đó, 25 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo và 20 hộ mới thoát nghèo năm 2013; kinh phí thực hiện các mô hình là 450 triệu đồng.

Là một trong những hộ tham gia mô hình nuôi ong mật ở xã Sính Phình (huyện Tủa Chùa), từ tháng 7/2014 đến nay, song ông Vàng A Lử, thôn Phi Dinh 2 cũng như nhiều người trong thôn đã học được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm. “Mật chưa được thu nhưng kiến thức nuôi ong thì chúng tôi hiểu hơn rồi” - ông Vàng A Lử đã nói một cách hóm hỉnh như thế khi đưa chúng tôi đi thăm khu vườn dành để nuôi ong. Ông còn nói về thời gian cụ thể thả ong vào tháng nào trong năm thì tốt; chăm sóc ong trong những ngày mưa cần phải làm gì... khiến người nghe có cảm giác như ông là cán bộ đi hướng dẫn người nghèo nuôi ong chứ không phải người nghèo đang thụ hưởng. Thăm các gia đình tham gia nuôi ong cùng đợt với ông Lử, chúng tôi đều thấy họ nắm chắc quy trình thả đàn và cách thức chăm sóc ong. Ngoài nuôi ong, mỗi gia đình còn chủ động tìm các cây giống mới đưa vào trồng trọt, chăm sóc với hy vọng, mỗi thứ một chút không lo bị đói nghèo. Hỏi vì sao kiến thức “đa cây đa con” giờ lại phổ biến ở vùng cao sương mù, mọi người đều nói nhờ Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP. Nói như cách của ông Lử thì Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP đã không chỉ cho người nghèo cái “cần câu” mà cán bộ thực hiện dự án còn hướng dẫn người dân cách câu nhiều loại cá bằng một cái “cần câu” ấy. Và đó là kiến thức, kinh nghiệm để người nghèo chủ động tìm cách thoát nghèo, thay vì tư tưởng làm kiểu “được chăng hay chớ”, đói no trông đợi cả chính sách... hộ nghèo.

Với cách làm cầm tay chỉ việc, vướng đâu gỡ đó nên chỉ sau thời gian ngắn triển khai hai mô hình đã có 15 hộ thoát nghèo mà chắc chắn là thoát nghèo bền vững. Bởi các hộ này không chỉ nắm chắc kỹ thuật nuôi một loại con (ong hoặc giun quế) và còn biết kết hợp đồng thời mô hình nuôi con - trồng cây hoặc nuôi con và nuôi con (nuôi giun quế với nuôi gia cầm), để đạt được giá trị kép trong cùng thời gian thực hiện. Điều này không chỉ quyết định sự thành công của mỗi mô hình mà quan trọng hơn cả còn quyết định hiệu quả chung của Dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP tại tỉnh trong thời gian tới, tạo nền tảng cho các dự án giảm nghèo khác hiệu quả hơn và đương nhiên, tiến độ xóa đói giảm nghèo của Điện Biên sẽ thực sự bền vững hơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quang Hùng, cán bộ Ban chỉ đạo Dự án cấp tỉnh cho biết: Đến thời điểm này, Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Điện Biên đã phản hồi được các bất cập của các chính sách và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 lên Trung ương; nhận thức của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp về vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo được nâng lên. Mặt khác, Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã có sự thay đổi nhận thức về phương pháp thực hiện mô hình giảm nghèo theo hướng phân cấp, trao quyền, tăng cường sự tham gia của người dân. Kết quả chung của Dự án đã góp phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 35,22% năm 2013 xuống còn 31,49% năm 2014.

Bích Hạnh
Bình luận
Back To Top