“Vỡ mộng” thoát nghèo

00:00 - Chủ Nhật, 18/01/2015 Lượt xem: 1058 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Nhiều người dân nghèo của huyện Mường Ảng nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu hứa hẹn việc làm thu nhập cao, đã chấp nhận vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê, với mong muốn nhanh chóng xóa được đói nghèo… Nhưng rồi họ rơi vào bẫy “vỡ mộng” thoát nghè, trở thành “nô lệ” lao động không công cho kẻ môi giới. Nhiều người trốn thoát trở về không một xu dính túi, thêm nợ nần chi phí tiền xe đi lại… Dù vậy, họ còn may mắn hơn những người đang bơ vơ, lạc lõng nơi “đất khách quê người” chưa thể trở về vì nhiều lý do.

Chúng tôi về xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khá phát triển, hiện xã chỉ còn trên 30% hộ nghèo. Thiết nghĩ ở một xã đời sống người dân không mấy khó khăn, trình độ dân trí được đánh giá cao sẽ không có người bị rủ rê lôi kéo. Nhưng thật bất ngờ, chúng tôi không khỏi “giật mình” khi được Chủ tịch UBND xã Lường Văn Hoan cho biết: Hiện xã có trên 80 thanh niên độ tuổi từ 18 – 40 (một số trường hợp từ 14 – 17 tuổi) vắng mặt tại địa bàn, nghi ngờ vượt biên sang lao động tại Trung Quốc. Xã Búng Lao nghi vấn số người vắng mặt trên địa bàn vượt biên trái phép sang Trung Quốc lao động vì đã có trên 30 người trở về địa phương, tất cả đều thú nhận là bị lừa gạt vượt biên trái phép đi làm thuê. Những người trở về xã đã nắm bắt thông tin, họ bị lừa gạt lao động, quản thúc rất chặt chẽ, hàng tháng được trả 100 – 200 nghìn đồng tiền Việt Nam, thậm chí có người không được nhận một xu. Kẻ môi giới lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và đánh vào tâm lý nghèo khó của người dân, chúng hưởng lợi từ việc đưa người sang Trung Quốc rồi thu lương hàng tháng của người làm thuê. Những kẻ xấu này không ở đâu xa lạ mà chính ở trong xã và xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo - ông Hoan bức xúc nói khi dẫn chúng tôi đến thăm người lao động trái phép trở về. 

Quàng Thị Ngoan, bản Nà Lấu (người đầu tiên bên trái) trao đổi phóng viên về việc bị lừa sang Trung Quốc làm thuê.

Lấy chồng từ năm 18 tuổi, chồng nghiện ngập, chơi bời bỏ lại 2 mẹ con, Ngoan phải về ở nhờ nhà mẹ đẻ; ruộng nương ít, không có việc làm thêm nên Quàng Thị Ngoan (sinh năm 1992) bản Nà Lấu, xã Búng Lao là một trong không nhiều trường hợp lao động trốn thoát trở về. Cũng bởi hoàn cảnh khá khó khăn, khi có người tên Niệm, bản Tà Cơn, xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo đến môi giới sang Trung Quốc làm công nhân, với lời hứa thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng/tháng, Ngoan không chút đắn đo đồng ý. Theo chỉ dẫn của kẻ môi giới, Ngoan lên xe đi Hà Nội và đến cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chờ đến đêm vượt biên qua Trung Quốc. Phải mất thêm một ngày ngồi trên xe khách, Ngoan và gần chục người vượt biên trái phép trong bản được đưa đến xưởng làm đồ chơi trẻ con ở tỉnh Quảng Đông. Tại đây, mọi người được giao cho người tên Tuấn, tỉnh Phú Thọ quản lý. Tuy công việc không mấy vất vả, được nuôi ăn ở nhưng hàng tháng tiền lương của người đi làm thuê nhận qua môi giới được trả 100 – 200 nghìn đồng tiền Việt Nam. Theo Ngoan thì xưởng trả lương hàng tháng đều, trên 2.000 nhân dân tệ khoảng trên 6 triệu đồng Việt Nam nhưng kẻ môi giới ăn chặn không trả người làm thuê. Mọi người không thể phản đối vì không biết tiếng, đều là lao động bất hợp pháp nên không dám cầu cứu chính quyền sở tại, đành ngậm ngùi tiết kiệm tiền để có cơ hội bỏ trốn. Dù không phải lao động như “khổ sai” nhưng những người lao động bất hợp pháp như Ngoan luôn bị theo dõi, quản thúc chặt chẽ. Người bỏ trốn nếu bị bắt lại, người quản lý Việt Nam đánh đập, hàng tháng không được trả tiền.

Với quyết tâm tìm thời cơ bỏ trốn Ngoan tiết kiệm số tiền ít ỏi 4 tháng được gần 1 triệu đồng Việt Nam, lợi dụng khi được ra ngoài ăn sáng đã bắt xe vượt biên sang cửa khẩu Móng Cái. Trở về nhà tuy không có đồng nào sau 4 tháng lao động vất vả bên xứ người nhưng Ngoan vẫn thấy may mắn vì không bị bắt lại và bị bán vào nhà chứa làm gái mại dâm.

Theo Chủ tịch UBND xã Búng Lao thì ở bản Nà Lấu còn nhiều người chưa bỏ trốn được, trong đó “cám cảnh” nhất là trường hợp vợ chồng Lò Văn Thân, Tòng Thị Dương. Gia cảnh nghèo khó mong muốn đi lao động gửi tiền về nuôi 2 con nhỏ nhưng đã gần 1 năm qua vợ chồng Thân - Dương biệt tăm cũng không gửi được đồng nào về cho ông bà nội nuôi cháu.

Ở bản Xuân Tre 2, có gần 30 người nghi vấn đang bỏ sang Trung Quốc lao động bất hợp pháp, nay đã có 8 người trở về. Trong số đó, gia đình anh Cà Văn Thích, có 3 người sang Trung Quốc lao động làm thuê. Nhưng 4 tháng lao động của 3 con người “sức dài vai rộng” gồm anh cùng vợ và cháu ruột đã không được trả công. Anh phải nhờ đến đồn công an huyện Trung San, tỉnh Quảng Đông mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Theo lời kể của anh Thích thì qua lời giới thiệu của người họ hàng quen biết người tên Tùng, quê Bắc Giang lên bản hứa hẹn đưa mọi người sang Trung Quốc làm thuê 1 tiếng tiền công được trả 7 nhân dân tệ. Mong muốn đi làm vài tháng có tiền về sửa nhà nên anh Thích cùng vợ, cháu và 10 người trong bản vượt biên với giấc mơ thoát nghèo. Trong chuyến đi với vợ chồng anh Thích có 20 người trong xã được hứa hẹn làm tại xưởng điện tử và được lo các thủ tục giấy tờ hợp pháp. Khi mọi người vượt biên từ cửa khẩu Lạng Sơn đến đất Quảng Đông, Trung Quốc thì phải làm công việc khác ở xưởng gấp hộp giấy. Hàng ngày họ chỉ được chủ nuôi ăn mà không được nhận trả tiền công. Biết mình bị lừa, anh Thích cùng một số người trong bản bàn bạc, tìm sơ hở của quản lý để bỏ trốn. Không có tiền nên anh cùng mọi người đã tìm đến đồn công an Trung Quốc nhờ giải thoát và vợ chồng anh cùng 8 người bản Xuân Tre 2 đã bị giữ tại đồn công an 80 ngày mới được trả về Việt Nam.

Những người vượt biên trái phép sang Trung Quốc lao động may mắn trở về đều chung câu trả lời với chúng tôi, họ không bao giờ dám “ôm mộng” làm giàu bên xứ người, không đâu bằng ở đồng đất quê hương chắt chiu, chịu thương, chịu khó lao động. Ai cũng hiểu, không thể làm giàu bằng việc làm bất hợp pháp, mơ ước hão huyền từ lời hứa ngon ngọt “nhàn hạ nhưng cho thu nhập cao”.

Kiên Cường
Bình luận
Back To Top