Đào tạo nghề ở Mường Chà gặp nhiều khó khăn

00:00 - Thứ Tư, 21/01/2015 Lượt xem: 1063 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Mường Chà là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, ngoài triển khai các chương trình, dự án, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được huyện xác định là một trong các giải pháp trọng tâm, hiệu quả giúp người dân từng bước xóa nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay toàn huyện mới đào tạo nghề được cho 1.132 LĐNT.

Có 24.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm tới 60% tổng số dân trên địa bàn, với tỷ lệ lao động trong độ tuổi như vậy là thuận lợi rất lớn để huyện Mường Chà thực hiện tốt các chỉ tiêu đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm cũng như góp phần thực hiện mục tiêu tăng thu nhập cho LĐNT và chuyển dịch cơ cấu lao động. Xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân dần nhận thức rõ lợi ích của việc học nghề cũng như cơ hội có việc làm để nâng cao thu nhập cho gia đình, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đặc biệt, từ giữa năm 2011 Trung tâm Dạy nghề huyện Mường Chà chính thức đi vào hoạt động đã thường xuyên lồng ghép các hoạt động tư vấn, tuyên truyền cho người lao động gắn với công tác tuyển sinh hàng năm, giúp người lao động chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp. Ngoài thực hiện chương trình đào tạo trực tiếp tại cơ sở đào tạo, Trung tâm còn mở nhiều lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi tại các xã, bản. Sau giờ học lý thuyết, học viên được trực tiếp thực hành, trình bày kết quả cá nhân và giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá. Nếu học viên làm chưa thành thạo, kết quả đạt được chưa cao phải thực hành lại. Bên cạnh đó, trung tâm còn triển khai một số mô hình thí điểm, đạt hiệu quả khá cao. Như mô hình Kỹ thuật chăn nuôi phòng bệnh cho lợn tại các xã: Mường Tùng, Hừa Ngài và Sá Tổng, thu hút trên 100 học viên tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật phòng trị bệnh cho lợn và được cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh. Sau 1 năm triển khai mô hình phát triển khá tốt, giúp người dân có thêm kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, biết chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi đúng cách, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tuy công tác tuyên truyền, tuyển sinh, tổ chức đào tạo được triển khai đồng đều, trang thiết bị hệ thống trường lớp khá quy mô song thực tế kết quả thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Mường Chà chưa cao. Trong 5 năm qua (2010 – 2014), toàn huyện mới có 1.132 LĐNT được học nghề, đạt gần 48% kế hoạch. Đa số học viên đăng ký các nghề nông nghiệp: kỹ thuật chăn nuôi phòng trị bệnh cho lợn, trâu bò, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, trồng rau an toàn. Còn lại là các nghề phi nông nghiệp: kỹ thuật xây dựng và cắt may dân dụng, công nghiệp. Ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện, Phó Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho LĐNT huyện Mường Chà cho biết: Một phần do chưa làm tốt công tác điều tra khảo sát nên chưa nắm bắt được nhu cầu đào tạo nghề ở từng lĩnh vực, dẫn đến việc tư vấn học, chọn nghề và tổ chức dạy chưa xuất phát từ nhu cầu học nghề, việc làm và điều kiện của người học. Mặt khác, do một bộ phận LĐNT chưa hiểu biết đầy đủ về chính sách và lợi ích của việc học nghề nên chưa chủ động, tích cực tham gia. Hơn nữa nguồn kinh phí dành cho đào tạo nghề còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu về dạy nghề trên địa bàn. Trong năm 2014, kế hoạch đào tạo nghề cho 485 LĐNT, kinh phí được cấp là 616 triệu đồng chỉ đủ đào tạo 296 lao động. Qua kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện từ năm 2010 đến nay cho thấy, số LĐNT được đào tạo nghề đạt tỷ lệ thấp (50% kế hoạch giao). Đặc biệt, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo nghề có việc làm ổn định chưa cao (đạt 45%).

Theo ông Nguyễn Quốc Việt, để chương trình đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương đạt hiệu quả cao, thực sự lôi cuốn người lao động đăng ký và tâm huyết học nghề, điều quan trọng nhất phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở. Phân công rõ ràng, trách nhiệm của các cơ quan và phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện thì các chính sách, hoạt động của đề án mới được triển khai nhanh chóng, hiệu quả. Tiếp đó là công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước. Cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm rõ để thông tin đầy đủ, kịp thời cho LĐNT. Chỉ khi người dân hiểu rõ, nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy nghề để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình thì họ mới tích cực tham gia học nghề.

An Biên
Bình luận
Back To Top